Để phụ nữ mãn kinh luôn xinh đẹp: Đâu là liệu pháp hiệu quả nhất?

authorDương Phương Ngọc 14:25 17/05/2016

(VietQ.vn) - Các chuyên gia cho biết, sau tuổi 30, chị em đối mặt với triệu chứng mãn kinh, dấu hiệu như rụng tóc, da nám xạm, bốc hỏa, đổ mồ hôi, cáu gắt, khô hạn.

Điều trị mãn kinh ở phụ nữ, đâu là giải pháp tối ưu?

Các chuyên gia cho biết, sau tuổi 30 chị em cần phải đặc biệt quan tâm đến cơ thể mình, những dấu hiệu như rụng tóc, da nám xạm, bốc hỏa, đổ mồ hôi, hay cáu gắt, khô hạn… chính là những biểu hiện của việc thiếu hụt nội tiết tố. Nhiều người cho rằng, đó là dấu hiệu của tuổi tác, tuy nhiên khoa học đã chứng minh rằng, phụ nữ chỉ cần bổ sung đầy đủ nội tiết tố estrogen thì sẽ giảm thiểu được tối đa các triệu chứng trên.

Theo chuyên gia người Thái Lan Krutsawad Weena , mãn kinh ở phụ nữ là hiện tượng sinh lý bình thường, được hiểu là lần có kinh cuối cùng và buồng trứng không còn trứng rụng nữa. Những dấu hiệu cho thấy phụ nữ đã vào thời kỳ mãn kinh đó là: ngứa ngáy, cáu kỉnh, đồ mồ hôi, béo phì, đãng trí, thay đổi tâm lý…

Bác sỹ Krutsawad Weena: Phụ nữ cần bổ sung nội tiết tố estrogen thảo dược.

Về hướng điều trị mãn kinh ở phụ nữ, BS Krutsawad Weena nhấn mạnh: Một liệu pháp đang được coi là xu hướng của Việt Nam và thế giới, đó là bổ sung nội tiết tố estrogen thảo dược từ tinh chất mầm đậu nành, đây là phương pháp an toàn và hiệu quả, giảm thiểu được các triệu chứng về da, tóc và sinh lý của chị em.

Đồng thời, BS Krutsawad Weena khẳng định: Isoflavone có trong mầm đậu nành là estrogen từ thảo dược, liệu pháp an toàn được phụ nữ trên toàn cầu sử dụng để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thanh xuân, thậm chí, Isoflavone có trong mầm đậu nành còn làm giảm các triệu chứng rối loạn vận mạch.

Kết quả của 14 nghiên cứu RCT (Nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên) gần đây cho thấy: 11 nghiên cứu có cải thiện được các triệu chứng rối loạn vận mạch khi sử dụng isoflavone so với placebo; Tỷ lệ phần trăm giảm được các cơn bốc hỏa hàng ngày giao động từ 24-60%. Bên cạnh đó, với liều 50-60mg/ngày cho thấy cải thiện rõ ràng so với placebo trong nhiều nghiên cứu. Kết quả cho thấy phụ nữ dùng isoflavone từng trải qua ít nhất là 4 lần 1 ngày đã đồng ý với việc công bố kết quả.

Phụ nữ từng trải qua 4 lần bốc hỏa 1 ngày không cho thấy là có cải thiện so với nhóm placebo. Thời gian nghiên cứu là 12 tuần là đủ để cho thấy lợi ích của isoflavone so với nhóm placebo.

Từ đó, vị bác sỹ này đưa ra kết luận: Isoflavone từ mầm đậu nành là hiệu quả nhất trong việc giảm nhẹ triệu chứng mãn kinh; bổ sung thêm genistein hoặc S(Y)-equol làm tăng hiệu quả điều trị. Ăn đồ ăn chế biến từ đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư vú và niêm mạc tử cung trong những nghiên cứu quan sát. Kết quả sơ bộ về liệu pháp tâm lý có hỗ trợ điều trị isoflavone củng cố cho điều trị thôi miên ở phụ nữ trẻ nhiều hơn phụ nữ lớn tuổi.

Bởi vậy, BS Krutsawad Weena cho rằng, thông tin đậu nành gây ung thư là không trung thực. Đồng thời, khuyên phụ nữ nhất là đang trong độ tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng mầm đậu nành để bảo vệ sức khỏe.

Phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh nguy hiểm

Về hướng điều trị mãn kinh, GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên GĐ Bệnh viện Từ Dũ – TPHCM) cho biết, người phụ nữ mãn kinh ở nhiều độ tuổi khác nhau, nên sẽ có những phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp.

Nhiều phụ nữ tại hội nghị quan tâm tới cách để điều trị mãn kinh.

“Nếu mãn kinh sớm trước 40 tuổi, người phụ nữ dễ mắc bệnh tim mạch và loãng xương, vì thế các chuyên gia đều khuyên phải cho đối tượng này uống nội tiết estrogen và việc uống nội tiết phải được thực hiện cho đến độ tuổi trung bình về mãn kinh ở phụ nữ.

Hiện nay, theo các nghiên cứu ở Việt Nam, độ tuổi trung bình về mãn kinh tùy từng vùng và nhóm phụ nữ làm những công việc khác nhau, nhưng trung bình là khoảng 48,5 tuổi”, GS Phượng nói.

Ngoài ra, GS Phượng cũng lưu ý, việc lựa chọn loại nội tiết tố nào cũng phụ thuộc vào cơ địa và tiền sử của người phụ nữ, chứ không có một loại nội tiết tố chung cho các bệnh nhân.

Một vấn đề nữa cũng được rất nhiều người quan tâm, đó là việc thực hư đâu nành làm phát triển khối u ở phụ nữ. Về vấn đề này, các chuyên gia đều khẳng định đó là tin đồn chưa có căn cứ khoa học.

>> C2, Rồng Đỏ nghi nhiễm chì nặng: ‘Lúc vượt ngưỡng, lúc không là có vấn đề’

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang