Doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa bằng hàng hóa đạt chuẩn

author 17:43 17/08/2020

(VietQ.vn) - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến cho thị trường xuất khẩu, nhập khẩu gặp nhiều khó khăn thì thị trường nội địa trở thành một trụ đỡ quan trọng. Vì vậy, để mở rộng thị trường nội địa, doanh nghiệp cần đảm bảo đạt chuẩn hàng hóa đề giữ uy tín.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 7 tháng năm 2020 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng riêng tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng vẫn chiếm hơn 79%, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến cho thị trường xuất khẩu, nhập khẩu gặp nhiều khó khăn thì thị trường nội địa trở thành một trụ đỡ quan trọng.

Chia sẻ về vấn đề trên, TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, thị trường nội địa Việt Nam với dân số 100 triệu dân, không phải thị trường quy mô nhỏ. Khi kinh doanh trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp Việt Nam còn có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài. Về lâu dài, các doanh nghiệp mở rộng được thị trường nội địa sẽ tạo được một sân nhà vững chắc, là nền tảng để doanh nghiệp phát triển, bước tiếp sang thị trường khác một cách mạnh mẽ.

Thị trường nội địa trở thành một trụ đỡ quan trọng giữa bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa. 

Cũng theo ông Nam, tất cả mặt hàng thiết yếu đều có thể khai thác mạnh mẽ được ở thị trường nội địa, đặc biệt một số lĩnh vực liên quan đến sản xuất các đồ gia dụng, may mặc… là những hàng hóa có thể tìm đến thị trường nội địa để tìm chỗ đứng.

Tiềm năng của thị trường nội địa càng được thể hiện rõ qua đại dịch Covid-19, ngay cả trong tình huống phức tạp, hàng hóa vẫn dồi dào, không có hiện tượng găm hàng tăng giá, cho thấy, sự vững mạnh của hàng Việt Nam và hệ thống phân phối trong nước.

Để có thể làm tốt việc mở rộng thị trường nội địa, doanh nghiệp cần đảm bảo đạt chuẩn hàng hóa đề giữ uy tín, cũng cần chú trọng tới trách nhiệm xã hội của mình. Trong thời điểm khó khăn, để xây dựng thương hiệu tốt, ngoài chất lượng hàng hóa cũng cần có trách nhiệm xã hội cao. Đơn cử như khi sản xuất không gây ảnh hưởng đến môi trường… Nếu doanh nghiệp chú ý tới điều đó thì sẽ giữ được thị trường.

Còn theo PGS-TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, muốn phục vụ việc kích cầu thị trường nội địa cần xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất, hệ thống phân phối quốc gia bao gồm các vùng sản xuất tập trung theo thế mạnh, trung tâm dự trữ hàng hóa, nhà máy chế biến, các dịch vụ logistics.

 Nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu

Theo ông Thịnh, thời gian tới, những thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các chuỗi bán lẻ cần phải thông thoáng, tốn ít chi phí và thời gian. Cơ quan quản lý cần làm tốt công tác kiểm soát thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp cũng phải chủ động nắm bắt, chuyển hướng kinh doanh, đặc biệt là chuyển kinh doanh số trên các nền tảng thương mại điện tử. Như vậy để khai thác thị trường nội địa thời kỳ hậu Covid-19, ngoài sự hỗ trợ về mọi mặt của nhà nước, bộ ngành và các địa phương thì doanh nghiệp bán hàng trực tiếp và bán hàng online đều phải làm tốt công tác xây dựng thương hiệu của hàng hóa, thương hiệu bán lẻ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Phấn đấu đạt trên 45% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thương mại điện tử(VietQ.vn) - Bộ Công Thương vừa hoàn thành việc xây dựng báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, phấn đấu đạt trên 45% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thương mại điện tử.

Thanh Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang