Đừng sợ sai lầm, hãy sợ giậm chân tại chỗ!

author 19:12 22/08/2017

(VietQ.vn) - Từ khi còn là những đứa trẻ, con người đã cảnh giác với sai lầm. Chúng ta coi sai lầm như một thất bại ghê gớm và cố gắng để không mắc bất cứ sai lầm nào.

Ở trường, chúng ta được dạy phải trả lời đúng mọi câu hỏi theo đáp án chuẩn. Về nhà, chúng ta được dạy phải vâng lời, xây dựng tính cách tốt và tuân thủ các nghi thức xã hội. Đi làm, chúng ta phải tập quen với kỳ vọng của sếp là không bao giờ được mắc sai lầm.

Trong tất cả những trường hợp trên, chúng ta đều sẽ bị “trừng phạt” nếu mắc sai lầm. Giáo viên sẽ trừ điểm khi bạn đưa ra câu trả lời sai; cha mẹ sẽ cắt tiền ăn sáng khi bạn không vâng lời và sếp sẽ trừ lương nếu bạn mắc sai lầm.

Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngay từ khi còn là những đứa trẻ, con người đã cảnh giác với sai lầm. Chúng ta coi sai lầm như một thất bại ghê gớm và cố gắng đế sống suốt cuộc đời mà không mắc bất cư sai lầm nào. Tâm lý này lâu dần trở thành sự cưỡng ép và nhiều người không dám thừa nhận sai lầm của mình.

Nhưng sai lầm không phải là cản bước thành công, né tránh sai lầm mới là thất bại thực sự.

Đừng sợ sai lầm, hãy sợ giậm chân tại chỗ!

 Sai lầm không đáng sợ! Ảnh: CafeF

Michael Jordan được miêu tả trên website của NBA là “một trong những tay chơi bóng rổ tuyệt nhất mọi thời đại”. Và đây cũng là điều mọi người nhắc đến đầu tiên khi nghĩ về Michael Jordan. Thế nhưng, anh miêu tả bản thân như sau:

“Tôi đã ném trượt 9.000 lần trong suốt sự nghiệp của mình. Tôi thua trong 300 trận đấu. Tôi đã từng được tin tưởng sẽ giành chiến thắng nhưng cuối cùng lại thất bại trong 26 lần. Tôi cứ thất bại, thất bại và thất bại rất nhiều lần trong đời”.

Nhưng sai lầm đồng nghĩa với phản hồi và bài học. Càng mắc sai lầm tôi sẽ càng có cơ hội để cải thiện bản thân.

Năm 1889, Rudyard Kipling – nhà văn được giải Nobel Văn học năm 1907, đã từng nhận một lá thư từ chối của hội đồng chấm thi San Francisco: “Tôi rất lấy làm tiếc, thưa ông Lipling, nhưng quả thực ông không biết cách sử dụng tiếng Anh.”

Winston Churchill từng thi rớt kì thi vào lớp sáu. Ông trở thành thủ tướng nước Anh khi đã 62 tuổi, sau cả một đời chỉ gặp toàn thất bại. Sự đóng góp lớn nhất của ông là khi ông đã về hưu.

Albert Einstein đến năm 4 tuổi mới biết nói, và phải đến năm 7 tuổi mới biết đọc. Thầy giáo đã từng nhận xét về ông như sau: “Chậm phát triển, khó gần, luôn có những ước mơ ngớ ngẩn”. Ông từng bị đuổi học và bị từ chối nhận vào trường Bách khoa Zurich.

Khi từ chối ban nhạc rock The Beatles của Anh, người quản lý của hãng thu âm Decca đã nói rằng: “Chúng tôi không thích thứ âm nhạc của họ. Mấy nhóm guitar như thế đã lỗi thời rồi!”

Năm 1954, Jimmy Denny, giám đốc của hãng Grand Ole Opry, đã sa thải Elvis Presley chỉ sau một buổi biểu diễn. Ông nói với Presley rằng: “Anh chẳng thể đi đến đâu được. Anh nên quay về lái xe tải đi thì hơn.”

Trước khi phát minh ra bóng đèn tròn, Thomas Edison đã tiến hành hơn 2.000 cuộc thử nghiệm. Phóng viên trẻ hỏi cảm giác của ông sau khi thất bại quá nhiều lần như vậy. Ông nói: “Tôi chưa bao giờ thấy mình thất bại, dù chỉ một lần. Tôi phát minh ra bóng đèn tròn. Quá trình phát minh này có đến 2.000 bước.”

Sau nhiều năm thính lực bị giảm, đến năm 46 tuổi, nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven hoàn toàn không thể nghe được. Bất chấp điều đó, ông vẫn viết được những tuyệt phẩm âm nhạc – gồm 5 bản nhạc giao hưởng – vào những năm cuối đời của mình.

Sai lầm chính là cơ hội để bạn khởi đầu lần nữa một cách hoàn hảo hơn.

5 thứ mà nội tạng sợ nhất nhưng chúng ta lại vô tư nạp vào cơ thể(VietQ.vn) - Bởi chính lối sống hàng ngày trong môi trường quá độc hại đã khiến nội tạng cơ thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ở mức độ cao.

Dũng Linh (T/h) 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang