Hàng Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường quốc tế

author 16:47 02/06/2014

(VietQ.vn) - Theo Thương vụ Việt Nam, các mặt hàng lương thực, thực phẩm, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, đồ gỗ gia dụng... của Việt Nam ngày càng được thế giới ưa chuộng.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013 của nước ta đạt 264,3 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2012, trong đó xuất khẩu đạt 132,13 tỷ USD, tăng 15,4% cho thấy dấu hiệu hàng hóa Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

Thủy sản

Thủy sản Việt Nam được ưa chuộng trên thế giới

Thủy sản Việt Nam được ưa chuộng tại nước ngoài

Các mặt hàng thủy sản Việt Nam như tôm, cá basa, cá chẽm…là những mặt hàng được người dân trên thế giới ưu chuộng. Trị giá xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đạt 6,72 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm trước. Trong năm qua, hàng thủy sản của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao ở các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada, Brazil, Hàn Quốc, Úc...

Ông Nguyễn Bảo – Tham tán thương mại Việt Nam tại Úc cho biết “Việt Nam cung cấp độc quyền phân phối cá tra, cá basa tại Úc, sản phẩm này được nhiều người dân Úc rất yêu thích.

Nông sản

Nông sản Việt Nam được ưa chuộng tại nước ngoài

Nông sản Việt Nam 

Từ một nước thường xuyên thiếu đói sau chiến tranh, hơn thập niên qua Việt Nam đã trở thành nước có tiếng về một số nông sản.Các mặt hàng nông sản có thế mạnh cạnh tranh trên thế giới như cà phê, cao su, lúa gạo, hạt điều, rau củ quả…

Trước đây Việt Nam vẫn chưa xuất hiện trên bản đồ các quốc gia sản xuất cà phê. Thế nhưng, hiện nay, đất nước chúng ta đã trở thành nơi sản xuất cà phê đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil. Hiện Việt Nam cung cấp 39% lượng cà phê robusta trên toàn thế giới.

Thị trường dệt may

Thị trường dệt may

Thị trường dệt may - ngành công nghiệp mũi nhọn

Ngành  dệt  may  là  một  trong  những  ngành  công  nghiệp  mũi  nhọn  trong  nền kinh  tế quốc  dân nước ta. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt  may trong những năm qua luôn đứng thứ hai trong tổng số những ngành có sản  phẩm xuất khẩu thu về nguồn ngoại tệ lớn , đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách của nhà nước.

Trên cơ sở những thuận lợi từ tình hình kinh tế thế giới dần hồi phục, nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may tăng và năng lực sản xuất thực tế trong ngành được nâng cao, năm 2014, ngành dệt may Việt Nam kỳ vọng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 22 đến 23 tỷ USD, tăng hơn 10% so năm trước.

Vân Anh (Tổng hợp)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang