Hành vi dâm ô với trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?

author 23:21 18/03/2017

(VietQ.vn) - Những vụ việc dâm ô với trẻ em liên tục bị phanh phui khiến dư luận "dậy sóng" gần đây. Và hơn hết sẽ dẫn đến những tổn thương cả về thể chất và tâm lý đối với nạn nhân.

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Độc giả Trần Văn Ngọc (Bắc Ninh): Gần đây, báo chí đăng tải về vụ việc C. M. H. (SN 1983) có hành vi dâm ô với cháu bé 8 tuổi. Đến nay, Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam đối tượng C. M. H. về hành vi dâm ô đối với trẻ em theo điều 116 bộ luật Hình sự. Vậy nếu các thông tin trên báo là chính xác thì C. M. H. sẽ bị xử phạt thế nào?

Hành vi dâm ô với trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?

Xâm hại tình dục trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng cả về thể chất và tâm lý đối với nạn nhân. Ảnh minh họa 

Luật sư trả lời:

Theo Điều 116 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 hình phạt được quy định như sau: 

Điều 116 tội dâm ô đối với trẻ em:

1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều trẻ em;

c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Mức hình phạt cụ thể đối với từng vụ án sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 và Điều 46 BLHS. 

Mức hình phạt thấp nhất được quy định kết khoản 1, Điều 116 BLHS là phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

 Nếu thuộc một trong các trường hợp như: 

- Phạm tội nhiều lần;

- Đối với nhiều trẻ em;

- Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

- Gây hậu quả nghiêm trọng;

- Tái phạm nguy hiểm

Thì hình phạt sẽ bị áp dụng thuộc khoản 2, Điều 116 BLHS là phạt tù từ 3-7 năm. 

Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

Ngoài ra, toà án có thể áp dụng hình phạt bổ sung là: "bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.". 

Điều khiển ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền? (VietQ.vn) - Điều khiển ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc là hành vi rất nguy hiểm và sẽ bị xử phạt rất nặng.

Ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe, danh dự nhân phẩm của cá nhân bị xâm hại theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể như sau: 

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Luật sư Lê Văn Kiên 

Văn phòng luật sư Ánh sáng và Công lý

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang