Hé lộ vũ khí 'kẻ thống trị bầu trời' của Mỹ trong cuộc tấn công Syria

author 16:10 17/04/2018

(VietQ.vn) - Tiêm kích F-15 được xem là vua bầu trời trong nhiều thập kỷ và cho tới tận ngày nay nó vẫn là một vũ khí đáng gờm của Mỹ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Trong số những vũ khí Mỹ tấn công Syria ngoài tên lửa, tàu ngầm, thì máy bay cũng được coi là vũ khí hậu thuẫn phía sau để nếu xảy ra bất cứ động tĩnh nào thì đó chính là vũ khí giáng đòn chí mạng "dằn mặt" đối phương nếu muốn cản trở cuộc tấn công Syria. Máy bay F-15 là một vũ khí không thể thay thế ở vị trí này. 

Trước khi người kế nhiệm F-22 xuất hiện thì trong gần 3 thập kỷ, máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ được xem là "vua bầu trời" và luôn trở thành chiến đấu cơ tiền tuyến, chiếm ưu thế trên không của Không quân Mỹ. Thậm chí ngày nay, phiên bản hiện đại hóa của máy bay F-15 vẫn được đánh giá là đối thủ đáng gờm đối với nhiều phía. Nhà sản xuất Boeing đã đề xuất các phiên bản nâng cấp cho phép khung máy bay tiếp tục hoạt động hơn nửa thập kỷ nữa.

Máy bay chiến đấu F-15 do hãng McDonnell Douglas thuộc Boeing của Mỹ sản xuất. Trước khi bán cho Qatar, hiện chỉ có Mỹ, Nhật Bản, Israel và Saudi Arabia sở hữu loại máy bay chiến đấu đa năng này.

 Tiêm kích F-15 sẵn sàng nhả đạn dọn đường để Mỹ tấn công Syria. Ảnh: Trí thức trẻ

 Tiêm kích F-15 sẵn sàng nhả đạn dọn đường để Mỹ tấn công Syria. Ảnh: Trí thức trẻ

Tiêm kích F-15 bắt đầu hoạt động trong Không quân Mỹ từ năm 1976. Trong suốt những thập kỷ qua, tiêm kích F-15 được xem là "kẻ thống trị" bầu trời cho đến khi tiêm kích tàng hình F-22 Raptor được đưa vào hoạt động.

F-15 được trang bị 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney F100-PW-100 hoặc PW-200. Động cơ này giúp máy bay đạt tốc độ tối đa 2.665 km/h. Vũ khí chính của F-15 là 4 tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow hoặc AIM-120 và 4 tên lửa hồng ngoại AIM-9 Sidewinder.

Phiên bản F-15 được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh chuyên dùng để diệt mục tiêu mặt đất như bom thông minh JDAM, Paveway, tên lửa hành trình AGM-65, tên lửa chống hạm Harpoon… Radar của F-15 có tầm trinh sát khoảng 160 km ở trên không, hơn 300 km với mục tiêu cỡ tàu khu trục

F-15 là mẫu máy bay đáng gờm. Các phiên bản đầu tiên được trang bị 2 động cơ đốt sau F100-PW-100 của Pratt & Whitney, cho phép nó trở thành mẫu chiến đấu cơ đầu tiên vượt qua tốc độ âm thanh khi bay thẳng đứng. F-15 có thể đạt trần bay tới 19.800m trong vòng 122 giây. Khi bay ngang, nó thể đạt đến tốc độ tối đa Mach 2.5 và hành trình ở tốc độ Mach 0.9.

Tiết lộ vũ khí tầm xa nguy hiểm nhất thế giới cùng Mỹ tận diệt mọi mục tiêu ở Syria(VietQ.vn) - Trong số vũ khí Mỹ và đồng minh tấn công Syria phải kể sự góp mặt của tên lửa Storm Shadow của Anh. Đây là một tên lửa hành trình sử dụng cảm biến hồng ngoại để khóa và tấn công mục tiêu cực kỳ chính xác.

Radar AN/APG-63 gắn trên mũi máy bay là loại radar tiên tiến nhất vào thời đó, có phạm vi quét lên tới hơn 300km. Điều này cho phép F-15 phát hiện các mục tiêu bay thấp của đối phương bằng radar bất chấp các biện pháp gây nhiễu trên mặt đất. Đây cũng là mẫu radar đầu tiên tích hợp bộ xử lý được lập trình, cho phép tiến hành những nâng cấp ở mức độ vừa phải thông qua phần mềm.

Đội hình 2 máy bay F-15A thuộc Không đoàn máy bay chiến đấu chiến thuật số 33 của Không quân Mỹ trong chiến dịch Ocean Venture. Các chiến đấu cơ F-15 ban đầu được được trang bị 4 tên lửa dẫn đường bằng radar AIM-7 Sparrow để tấn công tầm xa và 4 tên lửa dẫn đường hồng ngoại AIM-9 Sidewinder để tấn công tầm ngắn.

Trước đây, các máy bay F-4C Phantoms do không được trang bị pháo chuyên dụng nên đã bỏ lỡ một số cơ hội bắn hạ máy bay đối phương. Đến F-15, điều này đã được khắc phục. Mỗi máy bay được trang bị 1 khẩu pháo nòng xoay 20mm M61 Vulcan.

F-15 còn được lên ý tưởng thiết kế để tác chiến tầm xa. Mang theo 3 thùng nhiên liệu với sức chứa gần 300kg mỗi thùng, F-15 có tầm hoạt động tới gần 5.000km. Nó có thể bay từ lục địa Mỹ tới châu Âu mà không cần phải dừng lại hoặc tiếp dầu giữa chừng.

Điều này cho phép F-15 nhanh chóng củng cố mạng lưới phòng thủ của NATO trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở châu Âu và sau đó cho phép lực lượng Không quân Mỹ nhanh chóng điều động F-15 tới Saudi Arabia trong Chiến dịch Bão táp sa mạc.

Nguyên mẫu F-15 đầu tiên cất cánh vào năm 1972 và bắt đầu được đưa vào sản xuất loạt trong năm 1973. Nó nhanh chóng có mặt trong biên chế Không quân Mỹ và các lực lượng không quân đồng minh như Israel, Nhật Bản và Saudi Arabia. F-15 dự kiến sẽ được sử dụng đến năm 2040.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang