Không khí lạnh kết hợp siêu bão Hagupit sẽ gây mưa lũ lớn

author 19:51 05/12/2014

(VietQ.vn) - Liên tiếp các đợt không khí lạnh tràn về kết hợp với thời gian siêu bão Hagupit đổ bộ có khả năng sẽ gây ra đợt mưa lũ lớn cho khu vực Trung Bộ.

Nhận định trên được đưa ra cuộc họp khẩn tại  Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, chiều 5/12.

Tính tới chiều nay, vị trí tâm bão Hagupit ở vào khoảng 11,9 độ Vĩ Bắc; 129,0 độ Kinh Đông, cách đảo Xa ma (Philippines) khoảng 400 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (tức là từ 184 đến 201km một giờ), giật trên cấp 17. Như vậy bão Hagupit đã chính thức đạt cấp siêu bão.

Hướng đi của siêu bão Hagupit tính tới chiều 5/12

Mô tả tính chất mạnh dần của cơn bão Hagupit, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, cho biết: Bão rất mạnh, phát triển rất nhanh, trong vòng 3-4 ngày từ vùng thấp đã tăng lên thành siêu bão.

Theo ông Cường, sự xuất hiện bão Hagupit giống cơn bão Haiyan năm 2013 về vị trí xuất phát và hướng đi. "Bão Hapugit cũng di chuyển nhanh, tốc độ mạnh lên cũng tương tự Haiyan, tuy nhiên khi còn cách khoảng 300-400km so với bờ biển Philippines bão đã có dấu hiệu suy yếu. Bão có khả năng đổ bộ vào miền Trung Philippines, tương tự vị trí bão Haiyan dổ bộ, nhưng khả năng sẽ không đạt cường độ cao như bão Haiyan.”, ông Cường phân tích.

Tuy nhiên, vị Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương cũng lưu ý hướng đi tiếp theo của bão Hagupit sẽ rất khó dự báo.

“Nếu vào biển Đông, đổ bộ vào Việt Nam thì bão Hagupit sẽ cập bờ vào giữa tuần sau, tức ngày 11-12/12 với khả năng bão ở cấp 8-10, khu vực được nhận định đổ bộ cao là Nam Trung Bộ”, ông Cường cho biết.

Về thời tiết trên đất liền, Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo đêm mai (6/12) sẽ có một đợt không khí lạnh tăng cường yếu, gây mưa khu vực Trung bộ.

Tiếp đó, từ 11-13/12 nhiều khẳ năng nước ta sẽ đón thêm đợt không khí lạnh mạnh tăng cường. Từ đây, không khí lạnh sẽ kết hợp với thời gian của cơn bão Hagupit cập bờ, sẽ gây mưa lũ lớn diện rộng ở Trung bộ, với lượng mưa lên tới 200-300mm, thậm chí còn cao hơn.

Đây được cho là điều bất lợi đối với thời tiết thủy văn ở Việt Nam trong khoảng 10 ngày tới. “Cực đoan nhất dự kiến mưa sẽ kéo dài từ 2-3 ngày, với lượng mưa được dự kiến từ 200-300mm thì hầu hết các sông suối từ Huế tới Bình Thuận đều ở mức báo động 2 tới mức báo động 3, thậm chí  nhiều sông sẽ trên mức báo động 3”, ông Cường nhận định.

Tại cuộc họp, các chuyên gia đều nhận định: năm 2014 tuy ít bão song nhiên diễn biến của các cơn bão đều có sự bất thường. Dấu hiệu của hiện tượng của pha nóng El Nino, điều kiện phát triển của bão được kéo dài hơn về cuối năm.

Theo đó, nhiêt độ mặt nước biển nói chung và trong năm 2014 có giá trị trung bình lớn nhất kể từ khi có lịch sử quan trắc tới nay.

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, biến đổi khí hậu ko làm gia tăng số lượng các cơn bão nhưng lại làm gia tăng các cơn bão mạnh.

“Mùa bão ko còn rõ ràng nữa. Khuynh hướng các cơn bão có quỹ đạo lệch về phía Nam, tần suất bão xuất hiện phía Nam nhiều hơn, thay cho việc vài chục năm mới có 1 cơn bão đổ bổ vào phía Nam thì hay tần suất đã rút ngắn hơn rất nhiều.”, ông Hải nói.

Hạ Lan

Không khí lạnh kết hợp siêu bão Hagupit sẽ gây mưa lũ lớn

Liên tiếp các đợt không khí lạnh tràn về kết hợp với thời gian siêu bão Hapugit đổ bộ có khả năng sẽ gây ra đợt mưa lũ lớn cho khu vực Trung Bộ.

Nhận định trên được đưa ra cuộc họp khẩn tại  Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, chiều 5/12.

Tính tới chiều nay, vị trí tâm bão Hagupit ở vào khoảng 11,9 độ Vĩ Bắc; 129,0 độ Kinh Đông, cách đảo Xa ma (Philippines) khoảng 400 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (tức là từ 184 đến 201km một giờ), giật trên cấp 17. Như vậy bão Hagupit đã chính thức đạt cấp siêu bão.

Mô tả tính chất mạnh dần của cơn bão Hagupit, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, cho biết:

Bão rất mạnh, phát triển rất nhanh, trong vòng 3-4 ngày từ vùng thấp đã tăng lên thành siêu bão.

Theo ông Cường, sự xuất hiện bão Hagupit giống cơn bão Haiyan năm 2013 về vị trí xuất phát và hướng đi. Bão Hapugit cũng di chuyển nhanh, tốc độ mạnh lên cũng tương tự Haiyan, tuy nhiên khi còn cách khoảng 300-400km so với bờ biển Philippines bão đã có dấu hiệu suy yếu. Bão có khả năng đổ bộ vào miền Trung Philippines, tương tự vị trí bão Haiyan dổ bộ, nhưng khả năng sẽ không đạt cường độ cao như bão Haiyan.”, ông Cường phân tích.

Tuy nhiên, vị Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương cũng lưu ý hướng đi tiếp theo của bão Hagupit sẽ rất khó dự báo.

“Nếu vào biển Đông, đổ bộ vào Việt Nam thì bão Hagupit sẽ cập bờ vào giữa tuần sau, tức ngày 11-12/12 với khả năng bão ở cấp 8-10, khu vực được nhận định đổ bộ cao là Nam Trung Bộ”, ông Cường cho biết.

Về thời tiết trên đất liền, Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo đêm mai (6/12) sẽ có một đợt không khí lạnh tăng cường yếu, gây mưa khu vực Trung bộ.

Tiếp đó, từ 11-13/12 nhiều khẳ năng nước ta sẽ đón thêm đợt không khí lạnh mạnh tăng cường. Từ đây, không khí lạnh sẽ kết hợp với thời gian của cơn bão Hagupit cập bờ, sẽ gây mưa lũ lớn diện rộng ở Trung bộ, với lượng mưa lên tới 200-300mm, thậm chí còn cao hơn.

 Đây được cho là điều bất lợi đối với thời tiết thủy văn ở Việt Nam trong khoảng 10 ngày tới.

“Cực đoan nhất dự kiến mưa sẽ kéo dài từ 2-3 ngày, với lượng mưa được dự kiến từ 200-300mm thì hầu hết các sông suối từ Huế tới Bình Thuận đều ở mức báo động 2 tới mức báo động 3, thậm chí  nhiều sông sẽ trên mức báo động 3”, ông Cường nhận định.

 

Tại cuộc họp, các chuyên gia đều nhận định: năm 2014 tuy ít bão song nhiên diễn biến của các cơn bão đều có sự bất thường. Dấu hiệu của hiện tượng của pha nóng El Nino, điều kiện phát triển của bão được kéo dài hơn về cuối năm.

Theo đó, nhiêt độ mặt nước biển nói chung và trong năm 2014 có giá trị trung bình lớn nhất kể từ khi có lịch sử quan trắc tới nay.

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, biến đổi khí hậu ko làm gia tăng số lượng các cơn bão nhưng lại làm gia tăng các cơn bão mạnh.

“Mùa bão ko còn rõ ràng nữa. Khuynh hướng các cơn bão có quỹ đạo lệch về phía Nam, tần suất bão xuất hiện phía Nam nhiều hơn, thay cho việc vài chục năm mới có 1 cơn bão đổ bổ vào phía Nam thì hay tần suất đã rút ngắn hơn rất nhiều.”, ông Hải nói.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang