Tổng giám đốc IMF: Nếu không cải cách, kinh tế Việt Nam sẽ 'tổn thương'

author 09:02 22/03/2016

(VietQ.vn) - Kinh tế Việt Nam sẽ có nguy cơ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài nếu không thúc đẩy cải cách, theo tổng giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế.

Trong một phát biểu mới đây, tổng giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ có nguy cơ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài nếu không thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi cơ cấu.

Trong một cuộc phỏng vấn hôm 18/3 tại TPHCM, bà Christine Lagarde nói rằng các quốc gia Đông Nam Á không đứng ở vị trí có thể chịu được những ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ của những quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc.

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde đánh giá về kinh tế Việt Nam

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde đánh giá về kinh tế Việt Nam

“Việt Nam có thể dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài. Điều này sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam trở lên khó khăn và điều này gây bất lợi cho người dân”, giám đốc IMF chia sẻ.

Việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy tăng trưởng và giảm đói nghèo. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm nay, theo khảo sát của Bloomberg. Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất nâng cao mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước trong năm 2016 từ 6,7% lên 7%.

Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm xuống từ 60% trong năm 1993 xuống còn 13,5% và tăn trưởng kinh tế dự kiến sẽ đạt hơn 6% trong năm nay. Trong thời gian tới thăm Việt Nam vào tuần trước, bà Christine Lagarde đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước. Theo bà Lagarde, Việt Nam đã trải qua quá trình chuyển đổi chính trị 5 năm 1 lần và hiện giờ Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới.

“Việt Nam đã thực hiện rất tốt trong việc duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô trong một môi trường đầy thách thức. Phần còn lại của thế giới đang không tăng trưởng với khả năng và tốc độ mà chúng tôi mong muốn. Việt Nam đã làm rất tốt trong việc xoá đói giảm nghèo và không tăng tỷ lệ bất bình đẳng, tình trạng thường đi kèm với tăng trưởng", Christine Lagarde cho hay.

Kinh tế Việt Nam có thể dễ bị tổn thương trước những cú số từ bên ngoài

Kinh tế Việt Nam có thể dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế đất nước từ năm 2008 đã chậm lại so với hai thập kỷ trước. Điều này không phù hợp với tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người, tình trạng mà các nền kinh tế thành công nhất trong khu vực từng trải qua ở giai đoạn tương tự.

Do đó, Việt Nam cũng phải tăng tính linh hoạt trong tỷ giá hối đoái nhằm giảm tác động của những cú sốc kinh tế đến từ những nơi khác và xây dựng dự trữ bên ngoài. Cải cách doanh nghiệp nhà nước và giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng sẽ bù đắp cho sự lão hoá dân số, tình trạng có thể cản trở tăng trưởng trong tương lai, theo giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế.

Bảo Ngọc


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang