Kỹ năng tạo động lực tại nơi làm việc: Hãy tập trung vào cách để học hỏi thay vì trừng phạt sai lầm

author 09:52 26/12/2018

(VietQ.vn) - Kỹ năng tạo động lực chính là chất xúc tác để xây dựng một công ty vững mạnh với sự gắn bó của đội ngũ nhân viên. Do đó, kỹ năng này cũng là một trong những chìa khóa thành công mà bạn cần nắm giữ.

Sự kiện: Khởi nghiệp

Nhân viên sử dụng các kỹ năng tạo động lực để tăng cơ hội nhận được kết quả tích cực khi giao tiếp với khách hàng, cấp dưới, quản lý cấp trên, nhà cung cấp, nhà tài trợ, thành viên nhóm, nguồn tài trợ và giám sát viên. Đối với các nhà quản lý, những người phải truyền cảm hứng cho rất nhiều người, khả năng tạo động lực là một yêu cầu bắt buộc. 

Ảnh: Vision Exercise Physiology 

Kỹ năng tạo động lực là gì?

Kỹ năng tạo động lực có thể được định nghĩa là các hành động hoặc chiến lược gợi ra hành vi hoặc phản ứng mong muốn của các bên liên quan. Những chiến lược và hành động khác nhau dựa trên ba yếu tố chính: 

Phong cách của người tạo động lực. 

Các đối tượng mục tiêu. 

Tính cách của người thúc đẩy tìm cách gây ảnh hưởng.

Các bước trong quy trình tạo động lực

Động lực là một quá trình đòi hỏi chiến lược cẩn thận để thành công. Các bước dưới đây có thể giúp bạn đạt được kết quả mong muốn:

Đầu tiên, đánh giá sở thích và đặc điểm tính cách của cá nhân hoặc nhóm để được thúc đẩy. Yếu tố thúc đẩy một nhóm người này có thể không giống với yếu tố thúc đẩy một nhóm người khác. 

Thứ hai, xác định các chiến lược tạo động lực thích hợp cho mục tiêu đó.

Thứ ba, truyền đạt kỳ vọng cho ​​đối tượng muốn tạo động lực. Hoặc, làm rõ cách người đó có thể đạt được kết quả mong muốn. Đồng thời, truyền đạt lợi ích, phần thưởng hoặc bị phạt nếu kỳ vọng được hoặc không được đáp ứng.

Tạo động lực tại nơi làm việc như thế nào?

Động lực có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để gợi ra một kết quả tích cực. Ví dụ bạn phân bổ nguồn lực thích hợp cho đội ngũ nhân viên năng động nhất, đồng thời cho phép các thành viên trong nhóm chủ động giải quyết vấn đề cá nhân thay vì yêu cầu họ nhất nhất làm theo quyết định của mình. Thảo luận một cách cởi mở và không phán xét mối quan tâm khác nhau của nhân viên.

Bên cạnh đó, bạn nên trao thưởng cho nhân viên dựa trên hiệu suất hoặc tăng lương cho nhân viên đạt được kết quả xứng đáng và có lời động viên cho các nhân viên khác, để họ tích cực hơn trong thời gian tiếp theo.

Môi trường làm việc cũng là một yếu tố quan trọng. Hãy tạo một nơi làm việc dễ chịu và thuận tiện cho nhân viên để họ có thể cảm thấy thoải mái nhất cũng như thỏa sức sáng tạo và đề bạt ý kiến. Tập trung vào các cách để học hỏi thay vì trừng phạt sai lầm.

Hoặc bạn cũng có thể tổ chức một vài sự kiện nhỏ trong phòng ban để tăng tính kết nối giữa các thành viên như chúc mừng sinh nhật, hay tổ chức các đợt từ thiện nhỏ. Điều này sẽ giúp xây dựng cầu nối giữa nhân viên và quản lý để nâng cao tính liên kết, thúc đẩy hợp tác và xây dựng ý thức chung về sứ mệnh.

Đồng thời bạn cũng nên trò chuyện với nhân viên để hiểu được các khó khăn mà họ đang gặp phải, đặc biệt là các khó khăn liên quan tới các dự án để chủ động đưa ra lời khuyên hoặc cùng họ giải quyết vấn đề.

Tạo động lực là một kỹ năng quan trọng có thể mang lại cho bạn kết quả tích cực. Nếu thúc đẩy người khác là một trong những thế mạnh chính của bạn thì đây là một kỹ năng mà bạn nên truyền đạt đến nhân viên tuyển dụng, vì nó có thể dẫn đến tăng trưởng cho cả bạn và công ty của bạn.

Nguyễn Tùng (theo: thebalancecareers)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang