Kỹ thuật nuôi chim Vành khuyên hót hay để thi đấu

author 09:03 07/03/2017

(VietQ.vn) - Kỹ thuật nuôi chim Vành khuyên tuy không được chuộng như Họa mi, Chào mào hay Sơn ca nhưng nếu đã nuôi rồi bạn sẽ rất bất ngờ với tiếng hót của chúng.

Sự kiện: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc vật nuôi

Chim Vành khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, vẻ bề ngoài trông không hấp dẫn, xinh đẹp như các loài chim cảnh khác nhưng chúng cũng có cái hấp dẫn riêng, tiếng hót riêng rất hay nếu chúng ta nắm vững các kỹ thuật nuôi cơ bản sau đó hướng dẫn thuần hóa chúng thành một người bạn tri kỷ của mình.

Chọn giống trống mái

Cách chọn chim Vành khuyên mộc phải nhanh nhẹn, mỏ mỏng có giọng to, tu cuồn cuộn thìa là chim đực, chim cái hoàn toàn không hót vì tu nhỏ.

Để có kỹ thuật nuôi chim Vành khuyên hót hay bạn phải chú ý chọn giống tốt. Ảnh minh họa

Để có kỹ thuật nuôi chim Vành khuyên hót hay bạn phải chú ý chọn giống tốt. Ảnh minh họa 

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Vành khuyên

Giống như các loài chim khác, khi mới bắt chim Vành khuyên về nuôi cần phải treo lồng chim ở những nơi yên tĩnh, ít người qua lại, tránh làm chim sợ hãi vì lúc này điều kiện sống thay đổi chúng vẫn còn nhút nhát không dám gần ai. Sau đó cần phải chuẩn bị đồ ăn, đồ uống sẵn trong lồng như một hộp đựng bột đậu xanh trộn trứng, một hộp đựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm. Cho đến khi chim quen dần mới hé mở lồng để chim tiếp xúc với thế giới xung quanh.

Các bước kỹ thuật nuôi tương tự qua các ngày cho đến thời kỳ Vành khuyên thay lông nên tiếp tục treo lồng chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng. Mục đích là để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. 

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc thỏ sinh sản hiệu quả cao(VietQ.vn) - Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn giống, cách phối và chăm sóc cầu kỳ mới tạo ra được những chú thỏ sinh sản khỏe, năng suất cao.

Dinh dưỡng cho chim Vành khuyên

Một số loại thức ăn trái cây thích hợp cho chim Vành khuyên như chuối, cam, cà chua, dưa leo, cà rốt... Những thức ăn này sẽ giúp cho chim giải nhiệt, giúp chim mát có bộ lông mượt mà. Cách chế biến bạn xay nhỏ thức ăn ra trộn với cám rồi cho chim ăn. 

Cách tắm và vệ sinh cho chim Vành khuyên

Mùa Hè trời nóng bức bạn cần phải thay nước uống cho chim 2 lần/1 ngày, tránh treo chim nơi nắng gắt . Vì thời tiết nóng nên nước trong cóng cũng nóng nên chim không dám uống, do thiếu nước nên chim bị hốc, xõa cánh, há mỏ. Dẫn đến chim bị tiêu chảy.

Kỹ thuật nuôi chim Vành khuyên hót hay bạn cũng cần phải thường xuyên cho chim luyện giọng. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi chim Vành khuyên hót hay bạn cũng cần phải thường xuyên cho chim luyện giọng. Ảnh minh họa

Do đó cần thường xuyên tắm cho chim, ngoài ra cũng cần vệ sinh cầu, lồng ấp đều đặn sẽ tránh cho chim bị vỡ họa. Bởi khi ăn mồi tươi và hoa quả chim đều quẹt mỏ vào cầu hoặc xung quanh nan lồng khiến chúng bị bẩn. Khi chim tắm xong, các bạn hãy chú ý chim sẽ cọ mặt vào cầu nên nếu không vệ sinh sạch thì chim sẽ đau mắt. Vào mùa Đông, chế độ tắm nên 2 ngày 1 lần. Những ngày có gió lạnh có thể chụp áo lồng để tránh việc chim Vành khuyên bị trúng gió.

Cách tập cho chim Vành khuyên hót hay

Sau vài ba tháng, có khi đến năm 6 tháng ta mới bắt đầu nghe chim cất giọng, nghĩa là hót tỉ tê với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi. Vì vậy bạn cần luyện giọng cho Vành khuyên hót hay bằng cách treo lồng gần các lồng chim lạ.

An Dương 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang