Liên Hiệp Quốc muốn các quốc gia nghèo nâng cao năng suất

author 23:17 25/11/2014

(VietQ.vn) - Diễn dàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia kém phát triển cần năng suất, nâng cao chất lượng tay nghề, tập trung hơn vào những sản phẩm và hoạt động phức tạp.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Theo báo cáo từ Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD), 48 quốc gia kém phát triển trên thế giới cần đổi mới toàn diện nền kinh tế để thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu.

Báo cáo – Tăng trưởng nhờ thay đổi cơ cấu: Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 – cho hay cộng đồng quốc tế cần phải rút ra bài học từ “nghịch lý quốc gia kém phát triển”:  Hầu hết các quốc gia này đều không đạt được mục đích đề ra trong Mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ (MDGs) sẽ kết thúc vào năm tới, mặc dù tăng trưởng cao hơn  7% so với trước năm 2008 và tăng trưởng trung bình đạt 5,7% sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Phương tiện tham gia giao thông tại Lào

“Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 tại các quốc gia nghèo có thể thành công, và cũng có thể sẽ thất bại. Điều đó phụ thuộc vào hành động của cộng đồng quốc tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của các quốc gia này để thoát khỏi nghèo đói”, Diễn dàn thương mại và phát triển Liên Hợp Quốc cho hay.

Báo cáo cho biết thêm, những yêu cầu này đặc biệt cần thiết cho các quốc gia quá phụ thuộc vào ngành công nghiệp khai thác. Nhà tài trợ cũng phải thực hiện đầy đủ cam kết viện trợ lâu dài.

“Cần tìm ra một quá trình phát triển bảo đảm hơn, bền vững hơn, đa dạng hơn …để giảm tỷ lệ nghèo đói và cải thiện nhu cầu phát triển con người và xã hội”, David Woodward, thành viên của của đội ngũ báo cáo và cố vấn cao cấp của UNCTAD tại Châu Phi về các nước kém phát triển đã phát biểu. Sự bất ổn giá xuất khẩu là một cản trở đối với các quốc gia chậm phát triển trong tình trạng khủng hoảng tài chính và viện trợ ít hơn từ các quốc gia tài trợ tiền mặt – bao gồm Cambodia, Sierra Leone và Bhutan. 

Liên Hợp Quốc đang soạn thảo mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) để thay thế cho MDGs. Tháng 9 năm 2015 sẽ công bố các mục tiêu mới. Một bộ dự thảo 17 SDGs, với 169 mục tiêu, các chủ đề mở trong MDGs, bao gồm chấm dứt nghèo đói, cải thiện sức khỏe, giáo dục và bình đẳng giới.

UNCTAD phát biểu SDGs cam kết xóa đói giảm nghèo vào năm 2030. “Điều này có nghĩa là không còn nghèo đói ở bất kỳ quốc gia nào –và đó gần như là thách thức với các quốc gia chậm phát triển”, báo cáo đã dự đoán và chỉ ra ngay cả Trung Quốc cho dù một giai đoạn dài tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng đã không giải quyết tốt nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo.Duy chỉ có một quốc gia kém phát triển – Lào – đã đạt được 7 mục tiêu MDG. Chỉ có 4 trong số 39 quốc gia chậm phát triển ngoài khu vực Nam và Đông-Nam Châu Á – Ethiopia, Malauy, Uganda – đang trên đà đạt được phần lớn các mục tiêu này.

Ông Woodward phát biểu “Tôi đã có một lập trường chắc chắn về phía Rwanda, Uganda và Ethiopia, một sự sẵn sàng hơn và khả  năng thiết lập một hướng đi và thu hút các nhà tài trợ theo mình”. Tại các quốc gia khác, các nhà tài trợ có xu hướng đưa ra chỉ dẫn, nhưng đó lại là một sai lầm dẫn tới những rủi ro do chương trình nghị sự khác nhau.

Ông Woodward đặc biết quan tâm tới việc phát triển nông thôn, nâng cấp ngành nông nghiệp và tạo ra những việc làm phi nông nghiệp.Ông nói “Tại các quốc gia nghèo, 2/3 dân số sống ở nông thôn. Việc tạo ra năng suất trong ngành nông nghiệp là cần thiết, tuy nhiên nếu tiến hành, chúng ta sẽ mất rất nhiều lao động dư thừa… Các thành phố sẽ không thể “hấp thụ” hết lượng lao động đó, vì thế, việc phát triển ngành phi nông nghiệp tại nông thôn sẽ là vấn đề thiết yếu. Chúng ta cần đa dạng hóa nền kinh tế nông thôn để tạo ra nhu cầu, từ đó cung-cầu đều tăng và mang lại thu nhập cho nông dân mà không phải là việc giảm giá”.

Mukhisa Kituyi, tổng thư ký của UNCTAD, đã viết trong báo cáo: ”Sự thật đã chứng minh các quốc gia chuyển đổi hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu, năng xuất từ thấp đến cao đã đạt tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững”.

Ông Woodward cho hay chương trình viện trợ cho 3 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do cuộc khủng hoảng Ebola – Sierra Leone, Guinea và Liberia – có thể được chuyển sang chương trình phát triển kinh tế. “Hỗ trợ cho y tế là tốt, nhưng chúng t cần lấy phát triển kinh tế làm nền tảng vững chắc”, ông nói.

Các quốc gia nghèo phải đương đầu với rất nhiều thách thức và đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng. “Chúng ta cần cải thiện chính phủ, cần phát triển kinh tế, hệ thống y tế, hệ thống giáo dục, hệ thống tài chính… nhưng tất cả chúng đều không đứng riêng lẻ mà liên quan đến nhau”.

Thu Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang