Mâm cỗ cúng Giao Thừa gồm những gì?

author 06:00 27/01/2017

(VietQ.vn) - Dưới đây là gợi ý những món ăn thường không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Giao Thừa của các gia đình vào đêm 30 Tết.

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến.

Mâm lễ cúng giao thừa được đặt ở ngoài trời, một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến cùng mâm cỗ đầy mặn hoặc chay tùy theo phong tục và tín ngưỡng của mỗi gia đình.

Mâm cỗ cúng Giao Thừa gồm những gì?
 Mâm cỗ cúng Giao Thừa có thể là cỗ chay hoặc mặn

Cỗ mặn

Tùy theo sự chuẩn bị của từng gia đình, nhưng thường gồm những món sau:

Đồ nếp truyền thống:

- Bánh chưng

- Xôi gấc

- Chè kho

Các loại giò:

- Giò lụa

- Giò xào giòn

Các món nộm, salad:

- Nộm đu đủ thịt bò

- Nộm rau câu

- Dưa góp : su hào, cà rốt, dưa chuột... và củ hành muối.

Món nguội:

- Gà luộc

- Bê tái chanh

- Bắp bò ướp ngũ vị hương, hấp chín

- Bắp bò ngâm mắm

Hướng dẫn cách bày mâm cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất(VietQ.vn) - Dưới đây là cách bày mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 23 tháng chạp đầy đủ nhất giúp các gia đình chuẩn bị đầy đủ nhất cho lễ cúng của mình.

Món chiên, rán:

- Mực ống nhồi tôm, thịt nướng mật ong

- Chả cá

- Chả mực

- Gà rán mật ong, lá chanh

- Nem

Món ninh, hầm:

- Chân giò ninh măng

- Mọc nấu măng, mộc nhĩ

- Bông nấm trắng làm từ đậu nành ninh măng, mộc nhĩ

Món nước:

- Miến gà - măng

- Canh xương măng

Mâm cỗ cúng Giao Thừa gồm những gì?
 Mâm cỗ mặn cúng Giao Thừa

Cỗ ngọt và chay

Cỗ ngọt và chay bao gồm hương, hoa, đèn nến; bánh kẹo; mứt Tết; rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Nguyễn Thảo (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang