Mua phải thuốc giả, bệnh không thuyên giảm mà hại thêm

author 19:30 11/06/2017

(VietQ.vn) - Thuốc giả không chỉ làm thiệt hại về kinh tế đối với các hãng dược phẩm, người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người sử dụng.

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi lúc con người chúng ta gặp phải những sự kiện khách quan mà bản thân chúng ta không hề mong muốn biển hiện rõ nhất là khi những lúc ốm đau. Và như vậy, lúc đó chúng ta ra tiệm thuốc để mua thuốc về dùng sao cho mau chóng khỏe mạnh. Nhưng đôi khi mua thuốc giúp khỏi bệnh mà chảng may thuốc giả thì nguy hại khôn lường. 

Thuốc giả tràn lan, đầu độc sức khỏe người sử dụng

Vì lợi nhuận nên không ít các đối tượng đã làm giả thuốc để bán mà bất chấp sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh minh họa 

Theo thông tư 09/2010/TT-BYT về Hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc thì thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp: Không có dược chất; Có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký; Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn; Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác.

Ví dụ gần đây, Cục Quản lý Dược liên tục phát đi những thông báo về các loại thuốc giả, kém chất lượng. Mới đây, Công ty Les Laboratoires Servier đã có báo cáo về sản phẩm thuốc Vastarel 20mg (SĐK: VN-16520-13, Số lô sản xuất: 929852, vỉ 30 viên) ghi mạo danh nhà sản xuất Công ty Les Laboratoires Servier - France. Hay sản phẩm thuốc Prednisolon 5mg (SĐK: VD-11185-10, số lô sản xuất: 030315, ngày sản xuất:150715, HD:150718) ghi mạo danh là công ty dược phẩm TW Vidipha, ngoài ra, theo kết quả kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương, sản phẩm này không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tính chất và định tính.

Ăn quả bòn bon không đúng cách: Ẩn họa khôn lường (VietQ.vn) - Quả bòn bon có giá trị dinh dưỡng nhưng nếu để cho trẻ ăn không đúng cách thì có thể gây hóc, bên cạnh đó hạt quả bòn bon sẽ gây những tác hại không ngờ.

Vì lợi nhuận nên không ít các đối tượng đã làm giả thuốc để bán mà bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, Dược sỹ Nguyễn Chí Toàn (nhà thuốc Tâm An, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: " Hiện nay, việc làm giả thuốc rất tinh vi, người tiêu dùng khó có thể phân biệt đâu là thuốc giả, đâu là thuốc thật nếu chỉ nhìn bao bì nhãn mác. Thực tế cho thấy, thuốc giả chứa dược chất ít không đủ hàm lượng hoặc có thể không chứa dược chất, chính vì vậy nó không có khả năng điều trị bệnh. Ngoài ra, đối với những người bệnh nặng mà chẳng may mua phải thuốc giả, bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng có nguy cơ tử vong cao. Việc sử dụng phải thuốc giả khiến bệnh không thuyên giảm sẽ khiến người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của công ty cung cấp sản phẩm, từ đó gây mấy uy tín của các hãng dược".

Dược sỹ Toàn cũng đưa ra khuyến cáo, để đảm bảo sức khoẻ và phòng tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra, người tiêu dùng không nên tự ý mua thuốc trôi nổi về sử dụng. Khi có nhu cầu dùng thuốc, tốt nhất là nên đến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn. Cần xem xét kỹ tem, nhãn mác của sản phẩm, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, thời hạn của thuốc,... trước khi dùng.

Các sản phẩm thuốc bị làm giả thường là những loại thuốc có sức tiêu thụ lớn trên thị trường. Vì thế pháp luật nước ta quy định khá rõ về hành vi buốn bán tàng trữ thuốc giả. Nhằm trừng phạt những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội này.

Tại Khoản 1 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: "Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị  phạt tù từ hai năm đến bảy năm". Hoặc nếu có tình tiết tăng nặng theo luật này thì có thể bị xử phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

Trường hợp buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thì bị xử lý theo Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền thấp nhất là 200.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng, mức phạt tiền cao nhất 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định ở trên đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 185/2013/NĐ- CP. Người vi phạm phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Ninh Lan

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang