Năm 2018, ô tô tại Việt Nam phải chịu thêm thuế mới?

authorĐỗ Thu Thoan 14:10 19/04/2017

(VietQ.vn) - Để bảo hộ sản xuất trong nước, Việt Nam có thể sẽ có loại thuế tiêu thụ đặc biệt mới áp cho ô tô dựa trên yếu tố "hàm lượng nội địa".

Thông tin trên Vnexpress cho biết, để bảo hộ sản xuất ô tô trong nước, chính phủ sẽ sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô, đặc biệt là thuế để hạn chế xe nhập, kích thích xe lắp.

Câu hỏi đặt ra là loại thuế nào sẽ vào tầm ngắm? Xe nhập khẩu chịu tác động của 3 loại thuế là nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và giá trị gia tăng (VAT). Trong đó, thuế TTĐB là phương án hợp lý nhất để điều chỉnh linh hoạt tùy từng mặt hàng.

Loại thuế TTĐB dựa trên hàm lượng nội địa LCR (Local Content Ratio), không phải tỷ lệ nội địa hóa, của mỗi mẫu xe nhiều khả năng sẽ là một cách đánh thuế mới được sử dụng để hạn chế xe nhập khẩu. Theo đó, những xe nào có hàm lượng nội địa cao sẽ nhận mức thuế ưu đãi và ngược lại. Đây là cách mà Indonesia từng áp dụng để kích thích nền công nghiệp ô tô trong nước phát triển, đưa nước này trở thành trung tâm lớn sản xuất ô tô ở Đông Nam Á.

nam-2018-o-to-tai-viet-nam-phai-chiu-them-thue-moi

Thuế TTĐB mới có thể sẽ đánh trên hàm lượng nội địa của mỗi mẫu xe. Ảnh minh họa

Cũng theo Vnexpress, trong năm này, không chỉ các hãng nội địa mà các hãng xe liên doanh, nếu có hàm lượng nội địa trên 60% cũng được ưu đãi với thuế xa xỉ 0%. Với những ưu đãi này, các hãng có thể cắt bỏ 40% giá xe.

Một chuyên gia nhận định, Việt Nam có thể sẽ không ưu đãi ở mức 0% nhưng đủ để tạo khác biệt lớn giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp. Chỉ cần khác nhau vài chục % thuế TTĐB, mức giá có thể chênh nhau cả trăm triệu.

Kiểu đánh thuế TTĐB mới không dựa trên tỷ lệ nội địa hóa nội khối ASEAN vì khi đó xe của Toyota, Honda hay Ford lắp ráp tại Thái Lan, Indonesia sẽ có tỷ lệ nội địa hóa nội khối cao hơn xe của Trường Hải hay Hyundai Thành Công lắp tại Việt Nam, càng khiến xe nhập khẩu lợi thế hơn trong cuộc đua giá.

Thuế TTĐB là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ tại. Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.

Đỗ Thu Thoan (t.h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang