Khó khăn doanh nghiệp thường gặp phải khi áp dụng BSC

authorHòa Lê 15:58 09/02/2017

(VietQ.vn) - Áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) là phương pháp quản lý hiện đại giúp doanh nghiệp cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng và phát triển bền vững.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Thiếu nhận thức và sự cam kết từ phía các nhà lãnh đạo

Nhận thức có thể được coi là rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp dịch vụ khi áp dụng thẻ điểm cân bằng. Phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ về thẻ điểm cân bằng, về nội dung và lợi ích to lớn của công cụ quản lý này.

Khi lãnh đạo chưa có nhận thức đầy đủ về thẻ điểm cân bằng thì họ sẽ không quan tâm, không quyết tâm thực hiện, cũng không thể hướng nhân viên vào việc nghiên cứu, tìm hiểu áp dụng. Thiếu nhận thức và cam kết áp dụng của lãnh đạo doanh nghiệp trở thành khó khăn lớn nhất cho việc tiếp cận và áp dụng thẻ điểm tại các doanh nghiệp dịch vụ.

Áp dụng quy trình thực hiện theo mô hình thẻ điểm cân bằng

Là công cụ diễn giải chiến lược rõ ràng và mạnh mẽ, thẻ điểm cân bằng được xây dựng dựa trên một nền tảng vững chắc đó là chiến lược doanh nghiệp. Vì thế khả năng lập kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên việc điều hành và phát triển thẻ điểm cân bằng.

Năng suất chất lượng: Khó khăn khi áp dụng BSC

Áp dụng thẻ điểm cân bằng là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng 

Khi chưa có chiến lược kinh doanh, việc xây dựng thẻ điểm sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển mục tiêu và các thước đo, các tiêu chí và các sang kiến. Đồng thời các doanh nghiệp này cũng sẽ gặp thách thức trong việc cải tiến quá trình lập kế hoạch chiến lược phù hợp với lợi thế cạnh tranh, cũng như trở thành một tổ chức “gọn nhẹ” để có khả năng phản ứng nhanh với những biến động của thị trường.

Một khó khăn khác là một số doanh nghiệp có chiến lược khá tốt nhưng nhà lãnh đạo lại không muốn chia sẻ chiến lược của doanh nghiệp với nhân viên.

Những chiếc xe tay ga hạng sang dự báo ‘gây sốt’ năm 2017 có gì khác biệt?(VietQ.vn) - Những chiếc xe tay ga hạng sang dưới đây được dự báo sẽ “gây sốt” thị trường Việt trong năm 2017; gợi ý cho những ai muốn mua xe tay ga hạng sang.

Trình độ học vấn và năng lực quản lý, điều hành của nhà lãnh đạo còn hạn chế

Trình độ văn hóa, năng lực và khả năng lãnh đạo của các nhà điều hành doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp… là một trong những khó khăn khi tìm hiểu, phổ biến và áp dụng Thẻ điểm cân bằng trong tổ chức.

Trình độ và năng lực quản lý hạn chế dẫn tới cách thức tổ chức lãnh đạo chưa phù hợp. Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam vẫn còn áp dụng những mô hình quản lý theo kiểu truyền thống, quản lý dựa trên kinh nghiệm, không còn phù hợp trong môi trường kinh doanh hiện đại: tập trung quyền lực vào lãnh đạo, ít phân quyền, ủy quyền cho nhân viên; quan hệ con người dựa trên chức vụ, địa vị; cách thức ra quyết định dựa trên kinh nghiệm; thực hiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát; chưa trao quyền tự quản cho nhân viên; ít chia sẻ thông tin, kỹ năng làm việc nhóm còn hạn chế…

Văn hóa doanh nghiệp chưa được chú trọng

Văn hóa doanh nghiệp là một trong các yếu tố chi phối cách thức sống, cách thức quản lý và làm việc của một con người, một tổ chức. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đều chưa xây dựng được văn hóa kinh doanh. Họ luôn có những “nỗi lo” thường xuyên phải đối mặt, những mối quan tâm mang tính thời vụ, trình độ tay nghề, chuyên môn thấp.

Năng suất chất lượng: Khó khăn khi áp dụng BSC

 Việc xây dựng thẻ điểm cân bằng đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư những khoản chi phí nhất định

Nhiều doanh nghiệp hoạt động với những mục tiêu ngắn hạn, chiến lược sản xuất – kinh doanh thường xuyên thay đổi và mang tính thời vụ nên việc xây dựng một môi trường làm việc tốt và một văn hóa kinh doanh mạnh chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Khi chưa xây dựng được văn hóa doanh nghiệp thì rất khó tạo ra những suy nghĩ và hành động thống nhất vì mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp, gây khó khăn cho việc áp dụng thẻ điểm cân bằng.

Khó khăn về nguồn tài chính

Việc xây dựng thẻ điểm cân bằng đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư những khoản chi phí nhất định: chi phí cho hoạt động tư vấn, đào tạo kiến thức, chi tổ chức triển khai, chi mua phần mềm quản lý… Một số nhà quản lý trong một số điều kiện thuận lợi đã phát triển thị trường rất nhanh, tập trung mọi nguồn lực phát triển thị trường, làm tăng doanh thu trong ngắn hạn nhưng lại ít quan tâm đến phát triển hệ thống quản lý và nguồn tài chính để có sự phát triển bền vững. Do đó, doanh nghiệp thường rơi vào khó khăn tài chính (thiếu hụt vốn lưu động, vốn đầu tư phát triển).

Hòa Lê (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang