Tanzania: Người bạch tạng bị săn lùng nhiều vào mùa tranh cử

author 09:48 29/01/2015

(VietQ.vn) - Tanzania là đất nước nghèo thứ 25 trên thế giới, bởi vậy, thậm chí gười nhà của những người bạch tạng cũng sẵn sàng chặt chân tay, thậm chí giết người bạch tạng để đem bán lấy tiền.

Theo tin tức đã đưa trên PLO, dân gian Tanzania cho rằng căn bệnh bạch tạng được xem như một lời nguyền, người bạch tạng sẽ gây thảm họa cho thế giới. Một số quan niệm mê tín dị đoan được truyền miệng trong xã hội Tanzania còn cho rằng chỉ một bộ phận thân thể người bị bạch tạng cũng có thể khiến chủ sở hữu trở nên giàu có, quyền lực, thành công và may mắn.

Chính bởi vậy, một đại bộ phận các doanh nhân, chính trị gia, thầy pháp đều xem người bạch tạng như thứ hàng không hơn không kém. Các thầy phù thủy sẽ sử dụng bộ phận cơ thể của những người này như một bùa mê, có thể trở thành bùa hộ mệnh xua đuổi tà ma và quỉ dữ.

Người bạch tạng ở Tanazia phải đối mặt với nguy cơ bị tần tật, tử vong  vì cơ thể họ  được coi l là món đồ hộ mệnh  may mắn

Người bạch tạng ở Tanazia phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công, bị giết vì cơ thể họ được coi là món đồ may mắn. Ảnh Người lao động

Tanzania là quốc gia có số vụ tấn công người bạch tạng cao nhất châu Phi. Lòng tham lam đã biến nhiều người thành kẻ sát nhân, thậm chí họ tấn công, buôn bán cả người thân trong gia đình mình. Ghi nhận từ Daily Mail cho thấy một người Tanzania sẵn sàng chi từ 3.000-4.000 USD để sở hữu một cánh tay và 75.000 USD nếu muốn “rinh” về nhà cả một thân thể còn nguyên hoặc đã chết. Vì thế, người bạch tạng ở đất nước này thường xuyên phải đối mặt với những trận tấn công chặt chi, khiến họ trở thành người tàn tật, thậm chí tử vong. Sau khi vào tay những người giàu, họ sẽ chuyển số “hàng” này cho các phù thủy để biến các bộ phận thành bùa chú và thuốc uống.

Josephat Torner, một nhà hoạt động xã hội và cũng là người bạch tạng, cho rằng những quan chức nước này có dính líu đến đường dây buôn bán người bạch tạng ở châu Phi. Thông qua những người môi giới, tùy mức độ “chịu chi”, những người này có thể sở hữu một phần hay cả thân thể người bị bạch tạng.

Chủ yếu tệ nạn thường thấy sẽ là giật lấy tay người bạch tạng. Còn trong nhiều trường hợp khác, nạn nhân có thể bị chặt đầu, bị cắt mất tai, bộ phận sinh dục hoặc chịu nạn tùng xẻo thân thể rất ghê rợn. Theo quan niệm dân gian, những gì họ gây ra cho người bạch tạng càng tàn ác bao nhiêu thì ước muốn càng linh ứng và có giá trị bấy nhiêu.

Trước tình hình đó, một số trung tâm an toàn cho người bạch tạng đã được thành lập ở Tanzania. Các trại thường có tường bao quanh kín để bảo vệ người bạch tạng, đây là phản ứng đầu tiên sau các trường hợp tấn công khủng khiếp ở đất nước này.

Peter Ash, một người Canada đã tổ chức các tổ chức từ thiện từ năm 2009 cho biết, "Nó được coi là một giải pháp ngắn hạn, và không có kế hoạch lâu dài" . Nhiều năm sau, vấn đề này có thể vẫn tồn tại, và bây giờ không chỉ trẻ em mà người lớn cũng phải ở trong các trung tâm vì sự an toàn của mình.

Những người bạch tạng bị săn lùng nhiều hơn vào mùa bầu cử ở Tazania

Những người bạch tạng bị săn lùng nhiều hơn vào mùa bầu cử ở Tazania. Ảnh PLO

Chỉ có 10 người bị đưa ra xét xử trong các cuộc tấn công. “Nhưng không một ai trong số đó là người mua. Họ chỉ là các bác sĩ phù thủy hay kẻ chém giết thuê”, Peter nói. “Họ không bao giờ nói tên khách hàng, ngay cả khi các bác sĩ phù thủy nhận án tử hình”.

Tuy nhiên, có một manh mối cho rằng khi các cuộc bầu cử diễn ra thì là lúc người bạch tạng bị săn lùng nhiều nhất. Và họ tin rằng cuộc tổng tuyển cử của Tanzania vào tháng 10 sắp tới là một trong những thời gian nguy hiểm nhất cho người bạch tạng, theo An ninh thủ đô.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng tệ nạn này sẽ còn tiếp diễn và trầm trọng hơn do ngày càng nhiều nhà vận động chính trị tìm đến các phù thủy với hy vọng giúp họ giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử vào tháng 8 tới đây,

Tính đến nay, đã có 74 người bạch tạng bị giết, 59 người sống sót sau tấn công. Thậm chí, người bạch tạng chết rồi vẫn không yên vì có tới 16 ngôi mộ đã bị đào lên. Nhà chức trách cho biết đây chỉ là những trường hợp ghi nhận được, theo Người lao động.

Phương Khanh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang