Người yêu cũ vay tiền không trả, có thể kiện tội lừa đảo?

authorLan Ninh 21:01 04/11/2016

(VietQ.vn) - Khi đang yêu nhau, người yêu tôi có vay tiền tôi nhưng không có giấy tờ. Sau khi chia tay, người này không trả tiền, tôi có thể kiện tội lừa đảo?

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Độc giả Hoàng Phương (Nam Định): Tôi và người yêu cũ quen nhau qua mạng xã hội, sau 1 thời gian nói chuyện, anh này đã về nhà tôi chơi và tôi cũng đã về nhà anh này. Sau một thời gian, anh này có kể về việc kinh doanh thua lỗ và ngỏ ý vay tiền. Tôi đã đồng ý cho anh này vay tiền. Từ tháng 7/2016 đến 9/2016 tôi có đưa cho anh này 200 triệu đồng. Khoảng nửa tháng sau hai chúng tôi có xảy ra xích mích và đã chia tay. Tuy nhiên sau khi chia tay tôi đã đòi lại tiền nhưng anh này không nghe điện thoại sau đó xóa số điện thoại và chặn Facebook của tôi. Khi tôi liên lạc với bố mẹ anh ta thì được biết bố mẹ anh ta cũng không liên lạc được, cũng có 2 cô gái gọi điện và nói bị anh ta vay tiền rồi chia tay. Vậy tôi có thể tố cáo người này tội lừa đảo không?

Người yêu cũ vay tiền không trả, có thể kiện tội lừa đảo?

Người yêu cũ vay tiền không trả, có thể kiện tội lừa đảo. Ảnh minh họa 

Luật sư trả lời:

Theo thông tin bạn nêu thì vụ việc của bạn có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự.

Điều 139 Bộ luật hình sự:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Có được mang sổ đỏ chưa sang tên đi thế chấp ngân hàng?(VietQ.vn) - Tôi có mua 1 lô đất, tôi chưa sang tên sổ đỏ nhưng có xác nhận chuyển nhượng của UBND huyện. Tôi có thể mang sổ đỏ này thế chấp ngân hàng được không?

Tuy nhiên, chứng cứ pháp lý của bạn rất yếu, khó có căn cứ để đấu tranh với tên "lừa đảo chuyên nghiệp" đó. Nếu có nhiều người cùng gửi đơn tố giác và còn có những người làm chứng khác thì mới chứng minh được hành vi, thủ đoạn gian đối của kẻ đó nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị hại.

Bạn có thể gửi đơn tới công an để được xem xét giải quyết theo pháp luật.

Luật sư Đặng Văn Cường

Trưởng văn phòng luật Chính Pháp

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang