Ông Năm Hấp lập chợ, 'mời' người bán hàng rong vào bán như thế nào?

authorUyên Triệu 20:23 29/03/2017

(VietQ.vn) - Thấy người bán hàng rong vất vả, ông Năm Hấp hiến đất hương hỏa của gia đình để lập chợ với mong muốn bà con có chỗ buôn bán ổn định.

Báo Thanh Niên đưa tin, chứng kiến cảnh bà con buôn bán dọc bờ kè kênh 19/5 khó khăn khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, không cho buôn bán trên vỉa hè, ông Năm Hấp quyết định bỏ vốn sửa sang mảnh đất hương hỏa của gia đình thành khu chợ để bà con bán hàng rong có chỗ buôn bán ổn định.

Người dân Phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM thường gọi ông Lý Văn Hấp (70 tuổi) là ông Năm Hấp. Ông Năm Hấp cho biết: “Những người bán hàng rong, mưu sinh trên vỉa hè đều là người từ các tỉnh thành khác đến Sài Gòn mưu sinh. Họ phải sống trọ trong những căn nhà tồi tàn, lo từng miếng ăn. Thế nhưng, mỗi ngày mưu sinh, họ lấn chiếm vỉa hè nên bị lực lượng phường kiểm tra. Những lần như thế, họ nháo nhào đẩy xe, kéo sạp chạy trông thật tội nghiệp".

 Hằng ngày ông Năm đều ra chợ hỏi thăm tình hình buôn bán của bà con. Ảnh: Báo Thanh Niên

"Vì thế, năm 2009, tôi đã dùng hơn 800m2 đất hương hỏa 5 đời của gia đình để mở khu chợ. Việc làm này không chỉ sắp xếp lại được trật tự vỉa hè mà còn giúp bà con không phải nay đây mai đó, buôn bán ổn định hơn”, ông Năm Hấp chia sẻ.

Theo báo Người đưa tin, khu chợ với chi phí sửa sang (làm nền bê tông, mắc điện, lắp nước...) vào thời điểm năm 2009 là 50 triệu đồng. Sau này, để bà con không phải che dù buôn bán, ông lại chi thêm tiền mua thêm tôn, sắt để dựng mái che. Vì chưa có kinh nghiệm làm chợ nên ông chọn giải pháp “Làm từ từ, thấy cái nào hợp lí, giúp được bà con thì mình làm trước”.

 Vợ chồng ông Năm dọn dẹp chợ giúp bà con tiểu thương. Ảnh: Báo Thanh Niên

Báo Vnexpress đưa tin, thời gian đầu, những người bán hàng rong còn khá lo lắng vì chưa biết hình thức thu phí ở khu chợ ra sao và một phần cũng do quen với lối buôn bán nay đây mai đó. Phường Tây Thạnh đã vận động người dân vào chợ và nêu rõ hình thức thu phí của khu chợ. Năm 2009, ông Năm thu mỗi tiểu thương 10.000 đồng một ngày. Số tiền này được ông sử dụng vào việc nộp tiền điện, nước, thu gom rác thải và một phần hoàn lại chi phí đầu tư.

Kinh doanh thực phẩm bẩn: Đề nghị xử lý hình sự không cần chờ xảy ra hậu quảTại hội thảo góp ý sửa đổi bộ luật hình sự, các đại biểu đề nghị liệt tội vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vào khung hình sự, không chờ xảy ra hậu quả.

Sau khoảng 10 năm, số tiền được nâng lên, cao nhất là 30.000 đồng một tiểu thương. Khi gặp những tiểu thương thu nhập thấp hơn thì “mình thu thấp hơn, thậm chí là không thu”. Hiện tại chợ “hàng rong” có khoảng 30 tiểu thương bán rau, cá, thịt... hằng ngày. Khu chợ với diện tích khoảng 800 mét vuông nhưng khá đa dạng về mặt hàng kinh doanh. 

Uyên Triệu (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang