Pantsir M - vũ khí bảo vệ tối tân của Nga bắt đầu được thử nghiệm cấp quốc gia

author 19:15 17/09/2016

(VietQ.vn) - Ngày 17/9, hãng thông tấn TASS dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov đăng tải, Nga bắt đầu thử nghiệm pháo Pantsir-M phiên bản hải quân.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Pantsir-M được phát triển trên cơ sở tổ hợp pháo-tên lửa Pantsir-S1. Ảnh: Quân đội Nhân dân 

Được biết, Quân đội Nhân dân đưa tin, những thử nghiệm ban đầu của tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm ngắn Pantsir-M, phiên bản trang bị trên hạm, đã thành công theo kế hoạch.

Theo như tiết lộ của vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov, Pantsir-M đã bắt đầu giai đoạn thử nghiệm cấp quốc gia. Hy vọng mọi việc sẽ hoàn tất ngay trong năm 2016.

Theo lời ông này, toàn bộ tổ hợp Pantsir-M có thiết kế dạng mô-đun và có thể trang bị trên mọi lớp chiến hạm với lượng choán nước khác nhau. Pantsir-M được phát triển trên cơ sở tổ hợp pháo-tên lửa Pantsir-S1. Đây là sản phẩm của Viện thiết kế Tula. Nhiều khả năng Pantsir-M sẽ thay thế các tổ hợp pháo phòng không Kortic/Kashtan hiện đang được trang bị trên nhiều chiến hạm của Hải quân Nga.

Kiến Thức cho biết, Pantsir-M được thiết kế để trang bị trên các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu hộ tống. Tổ hợp pháo-tên lửa Pantsir-M được phát triển dựa tổ hợp phòng không mặt đất Pantsir-S1, tuy nhiên nó lại được trang bị hai pháo tự động 6 nòng GSh-6-30K 30mm hoặc AO-18KD 30mm tương tự như trên tổ hợp phòng không trên hạm Kasthtan CIWS. Trong khi đó, hệ thống vũ khí chính của tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 lại là hai pháo tự động 2A38M 30mm (một nòng).

Thái Lan dự kiến mua vũ khí Nga nhằm tăng cường tiềm lực quân sự(VietQ.vn) - Nhiều khả năng Thái Lan sẽ đặt mua thêm nhiều vũ khí quân sự của Nga trong đó bao gồm cả xe tăng chủ lực T-90 và máy bay trực thăng Mi-17.

Về tên lửa, khả năng cao tổ hợp Pantsir-M vẫn sử dụng các đạn 57E6 vốn đang trang bị trên Pantsir-S1. Đạn 57E6 đạt tầm bắn 20km, độ cao hạ mục tiêu 15km, dẫn đường bằng lệnh vô tuyến.

Theo đó, tổ hợp phòng không Pantsir-S1 được gắn với một hệ thống ra-đa giám sát hỏa lực và cảm biến quang điện tử, hai khẩu pháo 30mm và các tên lửa tầm ngắn được điều khiển bởi hệ thống radio 57E6. Hệ thống này được thiết kế để bắn hạ một loạt các mục tiêu bay ở độ cao 5m-10km và trong phạm vi 200m-20km.

Ưu điểm của hệ thống phòng không Pantsir là nó kết hợp giữa hai loại vũ khí pháo và tên lửa, tạo ra khả năng chiến đấu tuyệt vời khi đối đầu với các mục tiêu trên không. Trong khi đó, Pantsir-M có thể phá hủy một tên lửa đang bay ở quĩ đạo quán tính bằng một loạt bắn tốc độ rất cao, ngay cả khi mục tiêu đang ở điểm xa nhất trong phạm vi tấn công của nó.

Ngoài ra, Pantsir-M tích hợp radar và tổ hợp trinh sát quang - điện tử ngay trên tháp pháo. Số tên lửa có thể rút xuống chỉ còn 8 (4 mỗi bên) thay vì 12 như trên biến thể mặt đất. Hiện nay, Pantsir-M vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và theo kế hoạch, Hải quân Nga sẽ nhận hệ thống pháo - tên lửa phòng thủ tầm gần Pantsir-M sớm nhất vào năm 2016.

Pantsir-M tích hợp radar và tổ hợp trinh sát quang - điện tử ngay trên tháp pháo. Số tên lửa có thể rút xuống chỉ còn 8 (4 mỗi bên) thay vì 12 như trên biến thể mặt đất.

 Tổ hợp Pantsir-M.  Ảnh: Kiến Thức

Trong một diễn biến khác liên quan đến Pantsir-M, trước đó, việc Nga phát triển tổ hợp phòng không Pantsir-M cho tàu chiến đem lại cho Việt Nam thêm những phương án trang bị hệ thống phòng không cho các loại tàu tên lửa, tàu hộ vệ của hải quân ta.

Hiện nay, các tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam đang sử dụng tổ hợp pháo - tên lửa Palma-SU tuy cũng được đánh giá cao, nhưng phạm vi hỏa lực lại chỉ đạt tới 10km. Trong khi đó, Pantsir-M đạt tới 20km với đạn tên lửa 57E6.

Chính vì thế, Pantsir-M sẽ là giải pháp đáng lưu tâm nếu Việt Nam muốn nâng cấp hỏa lực phòng không trên các tàu hộ vệ Gepar 3.9 đang tiếp tục được mua từ Nga.

Ngoài tổ hợp pháo - tên lửa Pantsir-M, Việt Nam cũng có thể tham khảo tổ hợp phòng không Tor-M2/M2E biến thể trên hạm được giới thiệu tại IMDS 2013. Đây là biến thể của tổ hợp phòng không lục quân Tor-M2/M2E.

Tor-M2/M2E được thiết kế để có thể tiêu diệt các loại mục tiêu bay tầm thấp như trực thăng, thiết bị bay không người lái, tên lửa hành trình hoặc các mục tiêu bay dẫn đường. Điểm đặc biệt của Tor-M2/M2E là có thể tiêu diệt cả các mục tiêu bay ở trần bay cực thấp và ngay cả khi đối phương sử dụng các biện pháp đối phó điện tử.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang