Phong tục đón rằm tháng Giêng tại các quốc gia trên thế giới

author 07:00 22/02/2016

(VietQ.vn) - Tại Hàn Quốc và Trung Quốc, người dân cũng có những phong tục mang nét văn hóa đặc trưng riêng trong ngày rằm tháng Giêng.

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, ngày Rằm tháng Giêng là ngày mà trăng sáng và to nhất trong năm, đồng thời cũng là ngày mà người dân cầu ước mọi điều tốt đẹp cho một năm mới. Vào đúng ngày này, người dân sẽ dậy sớm, ăn các loại hạt hay quả có vỏ cứng như lạc, quả óc chó, hạt ngân hạnh, hay hạt dẻ… Những món ăn đặc trưng vào ngày rằm tháng Giêng là: các loai hạt,cơm ngũ cốc, xôi, rau trộn, các loai rau,…

Vào ngày Rằm tháng Giêng ở Hàn Quốc cũng có nhiều nghi lễ được diễn ra. Thông thường ngày Tết nguyên đán sẽ diễn ra các nghi lễ mang tính cá nhân vào ngày Rằm tháng giêng sẽ diễn ra các nghi lễ mang tính cộng đồng. Tức là vào ngày Tết chủ yếu sẽ cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình, còn vào ngày Rằm tháng giêng sẽ thực hiện các nghi lễ cầu chúc mọi điều tốt đẹp chung cho cộng đồng.

Mâm cơm ngày rằm tháng Giêng ở Hàn QuốcMâm cơm ngày rằm tháng Giêng ở Hàn Quốc

Tuy nhiên ở mỗi vùng thì các nghi lễ, nội dung có đôi chút khác biệt với những tên gọi khác nhau tuỳ theo đặc trưng văn hoá của vùng miền ấy. Nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm là không khí lễ hội rộn ràng và vui nhộn, có liên quan nhiều tới văn hoá nông nghiệp. Có thể là những màn biểu diễn nông nhạc chuyên và không chuyên. Cũng có những nơi thực hiện cả việc phóng sinh khi mua cá hay baba rồi đem thả ra sông.

Trước đây và ngay cả bây giờ vẫn còn nhiều người Hàn có thói quen làm các việc liên quan tới con số 9 vào trước hoặc chính ngày Rằm tháng Giêng. Ví dụ người ta tin rằng học sinh viết một chữ 9 lần hay viết 9 dòng chữ thì sẽ học hành chăm chỉ trong suốt cả năm. Và cũng có những điều kiêng kị như hạn chế tối đa việc phải đem ngũ cốc lương thực ra khỏi nhà. Vì cho rằng như vậy thì phúc trong cả năm sẽ kém đi, của cải sẽ hao tổn. Đặc biệt, tuyệt đối không vận chuyển gạo ra khỏi nhà. Dù có cần tiêu tiền thì cũng cố gắng tiêu trước ngày này.

Trung Quốc

Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày tết quan trong của  người Trung Quốc nói riêng và người phương Đông nói chung. Tết Nguyên tiêu diễn ra vào ngày 15/1. Đây cũng là ngày cuối cùng trong dịp tết xuân cổ truyền. Tết Nguyên tiêu còn được gọi là tết Nguyên Tịch hay Tết Hoa Đăng.

Ngắm đèn lồng và ăn bánh trôi là hai nội dung chính trong ngàyNgắm đèn lồng và ăn bánh trôi là hai nội dung chính trong ngày rằm tháng Giêng ở Trung Quốc

Ngắm đèn lồng và ăn bánh trôi là hai nội dung chính trong ngày tết Nguyên Tiêu. Trong ngày Tết Nguyên Tiêu, ngoài ngắm đèn lồng, ăn bánh trôi, còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí như: Đi cà kheo, múa ương ca, múa sư tử… Đặc biệt là múa sư tử, các nơi trên thế giới có người Hoa cư trú, mỗi khi vào dịp Tết Nguyên Tiêu đều tổ chức múa sư tử. Múa sư tử được của Trung Quốc được chia thành 2 phái là ” phái Nam” và ” phái Bắc”.

Ở miền Nam Trung Quốc múa sư tử thường chú trọng về động tác và kĩ xảo, thường là hình thức hai người múa là chính, điệu múa linh hoạt và biến đổi khôn lường. Múa sư tử ở miền Bắc Trung Quốc cọi trọng khí thế, trong một đội múa thường là mười mấy người, thậm chí là mấy chục người cùng múa. Khi múa có đệm nhạc mạng đậm đặc sắc dân gian Trung Quốc. Bất kể là người múa hay người xem đều tích cực tham gia, thể hiện sụ náo nhiệt của bầu không khí ngày rằm tháng Giêng.

Mỹ Linh (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang