'Run rẩy' trước siêu pháo lớn nhất trong lịch sử chiến tranh

author 15:59 27/07/2017

(VietQ.vn) - Đây được coi là siêu pháo khổng lồ khi cao bằng ngôi nhà 4 tầng nặng 1.350 tấn, có thể bắn ra đạn 800mm, nặng gần 7 tấn ở khoảng cách trên 38 km.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Schwerer Gustav và Dora là tên của hai loại pháo lớn được dùng trong Thế chiến II, được chuyên chở trên xe lửa, to nhất và nặng nhất. 

Theo đó, đại pháo Schwerer Gustav được thiết kế năm 1934, chính thức đi vào phục vụ năm 1941 và sản xuất với số lượng chỉ 2 khẩu. Đến năm 1954, người ta đã phát hiện nhiều mảnh vỡ của khẩu đại pháo này tại khu vực gần Frankfurt, Cộng hòa Liên bang Đức.

Khẩu pháo nặng nhất thế giới này có đường kính nòng 800 mm; dài 47,3 m; rộng 7,1 m; cao 11,6 m; nòng dài 32,6 m L/40,6. Đạn pháo có trọng lượng 4,8 tấn, tầm bắn xa nhất đạt 55 km. Ngoài ra đại pháo Schwerer Gustav còn có thể bắn viên đạn nặng tới 7 tấn đi xa 35 km. Khẩu pháo khổng lồ này cần tới 1.500 người tham gia công tác đảm bảo và thao tác.

Vỏ đạn khổng lồ của pháo Schwerer Gustav

Sử dụng liều thuốc phóng không khói có trọng lượng lên tới gần 1,4 tấn, “Gustav Gun” bắn phá bằng hai loại đạn đại bác: một loại nặng hơn 4,8 tấn (10.584 cân Anh) chứa thuốc nổ có sức công phá lớn (HE) và loại thứ hai nặng hơn 7,5 tấn (16.540 cân Anh) chuyên khoan phá công sự bê tông cốt thép. Hố đạn do đầu đạn HE gây ra có đường kính khoảng 10 m và sâu cũng chừng 10 m, trong khi loại đầu đạn khoan phá bê tông cốt thép có thể xuyên thủng khối bê tông dày 87 m (264 feet), trước khi phát nổ. Tầm bắn tối đa của loại đạn HE là 23 dặm và của loại đạn xuyên bê tông là 29 dặm. Vận tốc đầu nòng của trái đại bác là 900m/giây.

Sau khi ra chiến trường, việc lắp ráp các bộ phận trở thành vũ khí hoàn chỉnh phải mất 4 ngày. Quá trình từ nạp đạn đến khi bắn kéo dài vài giờ. Gustav chỉ có thể bắn 14 viên đạn mỗi ngày. Sau khi bắn 300 phát, nòng khổng lồ của nó cần được thay thế bằng một nòng khác vận chuyển từ nhà máy Krupp ở Đức.

Do những bất lợi đáng kể trong quy trình vận hành, "siêu pháo" chỉ được sử dụng trong một năm, và bãi bỏ chương trình vũ khí khổng lồ này.

Ngoài ra, năm 1942 nước Đức còn chế tạo một khẩu pháo đường sắt khác nặng hơn 1300 tấn, là một trong những khẩu pháo nặng nhất thế giới.

Lê Cao (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang