Công nghệ

Ứng dụng

"Sốc" về lỗ đen

author 07:51 27/12/2013

Đồng hồ chạy chậm khi gần lỗ đen, lỗ đen khổng lồ ở trung tâm thiên hà Milky Way, lỗ đen hình cầu, lỗ đen không phải có màu đen...

Lỗ đen ảnh hưởng đến thời gian. Nguyên nhân đồng hồ chạy rất chậm khi ở gần lỗ đen là do trọng lực.

Lỗ đen siêu khổng lồ. Cho đến nay kích thước của lỗ đen vẫn là dấu hỏi lớn của khoa học.

Lỗ đen gần nhất với Trái đất là cách 1.600 năm ánh sáng.

Lỗ đen ở cách xa chân trời sự kiện (event horizon). Chân trời sự kiện là biên phía trong của không-thời gian gần một điểm kỳ dị, tất cả các loại vật chất nếu nằm dưới giới hạn này kể cả các sóng điện từ (kể cả ánh sáng) đều không thể vượt ra ngoài để đến với người quan sát.

Có một lỗ đen khổng lồ ở trung tâm của thiên hà Milky Way. Nó là cách Trái đất 30.000 năm ánh sáng và lớn hơn 30 triệu lần Mặt trời của chúng ta.

Lỗ đen đang “bốc hơi”. Không có gì có thể thoát khỏi lỗ đen, nhưng theo một số nhà khoa học, các lỗ đen phát ra bức xạ đang mất đi hàng loạt.

Lỗ đen không phải hình ống khói, mà là hình cầu. Trong hầu hết các sách giáo khoa, người ta miêu tả hố đen trông giống như ống khói. Nguyên nhân là do nó được miêu tả nhìn từ quan điểm của giếng trọng lực. Trong thực tế, lỗ đen có hình cầu.

Lỗ đen quay tròn. Khi cốt lõi của một ngôi sao sụp đổ, ngôi sao quay nhanh hơn và trở nên nhỏ hơn. Khi nó đạt đến điểm mà nó không có đủ khối lượng để trở thành một lỗ đen, nó được ép lại với nhau để tạo thành một ngôi sao neutron và tiếp tục quay.

Mọi thứ trở nên kỳ lạ khi tiến gần lỗ đen. Các hố đen có khả năng bóp méo không gian riêng của mình.

Lỗ đen không phải luôn luôn có màu đen. Lỗ đen có thể phát ra bức xạ điện từ.

Theo Kiến thức

Thích và chia sẻ bài viết:

bình luận ()

Bình luận

tin liên quan

video hot

Về đầu trang