'Soi' tên lửa tìm và diệt gọn mục tiêu chính xác chỉ cần vài giây

author 16:12 27/03/2018

(VietQ.vn) - Hệ thống tên lửa phòng thủ “Vòm Sắt” Israel được coi là một vũ khí tầm ngắn đáng tin cậy nhất thế giới.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Hệ thống phòng thủ tên lửa mang tên "Vòm Sắt" hay còn có tên tiếng anh là "Iron Dome" được Israel tự nghiên cứu và chế tạo không những có khả năng đánh chặn tên lửa mà còn đánh chặn được cả đạn pháo và đạn cối.

Hệ thống tên lửa đánh chặn “Vòm Sắt” được lắp đặt từ tháng 3/2011, gần thành phố Beersheba ở phía Nam của Israel - cách dải Gaza 40 km và được cho là có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Hệ thống tên lửa phòng thủ này là sản phẩm của công ty Rafael của Israel. Mỗi hệ thống có bộ phận điều khiển phóng và 3 dàn phóng với 20 tên lửa Tamir mỗi dàn. Các hệ thống này đều có thể di chuyển cơ động và chỉ mất vài giờ có thể tác chiến ở điểm mới theo lệnh từ bộ tư lệnh quân đội Israel.

Hệ thống tên lửa của Israel khai hỏa diệt mục tiêu. Ảnh: Kiến thức

Hệ thống tên lửa của Israel khai hỏa diệt mục tiêu. Ảnh: Kiến thức 

Nói về hệ thống tên lửa này, các nhà sản xuất vũ khí của Israel cho biết, hệ thống lá chắn tên lửa của Israel thật ra không phải là lưới sắt phủ trên bầu trời nước này để cho tên lửa, đạn pháo đối phương không thể rơi xuống. Nó thực ra là mạng lưới chống các cuộc tấn công tên lửa, đạn pháo tầm ngắn bao gồm hơn chục hệ thống phóng tên lửa bố trí khắp lãnh thổ Israel, đặc biệt xung quanh Dải Gaza - nơi thường xuyên xuất phát các quả đạn pháo, tên lửa phóng sang Israel.

Theo khẳng định của chính quyền Israel, hệ thống tên lửa này đã giúp ngăn chặn ít nhất 1.000 tên lửa nhỏ, đạn pháo bắn đi từ Dải Gaza.

Nhờ hệ thống phòng thủ này mà dù thường xuyên phải hứng chịu các cuộc tấn công "mồ côi" từ Dải Gaza, nhưng cuộc sống ở các thành phố của Israel tiếp diễn gần như bình thường.

Tên lửa, chiến đấu cơ 'rụng như sung' trước sức mạnh hủy diệt của tổ hợp tên lửa Mỹ(VietQ.vn) - Hệ thống tên lửa SLAMRAAM đang chiếm một vị trí quan trọng nhất trong hệ thống vũ khí chiến lược của Mỹ bởi nó sở hữu tính năng vượt trội.

Một số hệ thống phòng thủ tên lửa khác đã được triển khai ở miền Nam Israel để đối phó với tên lửa bắn từ phía Palestine. Đến nay, khoảng 13 hệ thống được triển khai, tạo thành mái vòm hoàn chỉnh, bảo vệ hoàn toàn Israel khỏi các cuộc tấn công tầm ngắn.

Vũ khí này là cấu phần chống tên lửa tầm ngắn của hệ thống phòng thủ chống tên lửa gồm ba tầng của Israel. Hai cấu phần khác bao gồm hệ thống phòng không David’s Sling, hiện vẫn đang được phát triển, dự định nhằm bắn hạ các mục tiêu tầm trung trong khí quyển, bao gồm cả khu vực trên Địa Trung Hải; và hệ thống tên lửa Arrow, được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm xa trong không gian.

Tính năng hoạt động của hệ thống tên lửa này đó là ngay sau khi tên lửa đối phương được phóng, ra-đa của hệ thống tên lửa này sẽ theo dõi quỹ đạo, tính toán điểm tác động của chúng và phóng một loại tên lửa mà trong vòng vài giây sẽ khóa mục tiêu vào tên lửa, đạn pháo của đối phương (theo tọa độ được tính toán) và bắn hạ nó.

Mỗi dàn tên lửa đều có hệ thống ra-đa phát hiện và theo dõi đường đi của tên lửa/đạn pháo đối phương. Nếu đánh giá cho thấy tên lửa/đạn pháo đối phương có khả năng rơi vào khu vực dân cư thì hệ thống đánh chặn sẽ thực thi lệnh cho phóng đi tên lửa Tamir phá hủy từ trên không. Nếu tên lửa/đạn pháo đối phương không rơi vào khu vực dân cư hoặc chạm đến công trình xây dựng của Israel thì nó sẽ được cho "rơi tự do, tự hủy".

Theo báo Le Monde của Pháp, khi xác định tên lửa/đạn pháo đối phương gây nguy hiểm thì vị chỉ huy dàn phóng tên lửa sẽ là người đưa ra quyết định bắn tên lửa đánh chặn chứ không phải tiến hành tự động. Tiến trình này diễn ra trong vòng khoảng 2 phút và tên lửa đánh chặn Tamir thường sẽ phá hủy đạn pháo đối phương ở gần điểm dự kiến rơi và địa điểm được tính toán sau cho gây tổn hại ít nhất dưới mặt đất.

Điểm mạnh của hệ thống này chính là tốc độ phản ứng nhanh và có khả năng đánh chặn cực kỳ hiệu quả. Theo phía Israel công bố, kể từ khi được triển khai từ ngày 27/3/2011 cho tới tháng 11/2012, "Vòm Sắt" đã đánh chặn được hơn 400 pháo phản lực, chiếm 90% số lượng tên lửa được phóng đi từ Gaza nhắm vào các khu dân cư của Israel. Điểm đặc biệt là Hệ thống "Vòm Sắt" còn có cả khả năng đánh chặn các loại máy bay bay ở độ cao tối đa lên tới 10.000 mét.

Tuy vậy hệ thống tên lửa này cũng có điểm yếu chí tử của hệ thống phòng thủ này hiện nay đó chính là việc nó phải ôm đồm quá nhiều nhiệm vụ với danh sách các mục tiêu quá dài khiến cho nó khó có thể hoạt động được một cách hoàn hảo khi bị tấn công quy mô lớn.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang