Tăng cường năng lực nghiệp vụ quản lý theo Hiệp định về Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại

author 14:26 21/08/2017

(VietQ.vn) - Ngày 21/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo APEC/SCSC về Tăng cường năng lực nghiệp vụ quản lý theo Hiệp định về Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại (WTO/TBT).

Ngày 21/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo APEC/SCSC về Tăng cường năng lực nghiệp vụ quản lý theo Hiệp định về Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại (WTO/TBT) trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp (SOM3) và các cuộc họp liên quan tại Thành phố Hồ Chính Minh.

Hội thảo có sự tham gia của trên 100 đại diện  đến  từ các nền kinh tế thành viên APEC các tổ chức quốc tế WTO, OECD, ISO, IEC và khách mời đến từ Campuchia, Lào, Myanmar...

Toàn cảnh Hội thảo APEC/SCSC về Tăng cường năng lực nghiệp vụ quản lý theo Hiệp định về Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại (WTO/TBT).Ảnh: HTQT

Mục đích Hội thảo là cung cấp thông tin cập nhật, chia sẻ mô hình tốt, kinh nghiệm hay trong xây dựng, áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, cơ chế đánh giá sự phù hợp và áp dụng hiệu quả Hiệp định TBT, phối hợp với khu vực công - tư trong xây dựng và áp dụng  quy chuẩn kỹ thuật và các quy định về đánh giá sự phù hợp.

APEC hy vọng Hội thảo sẽ giúp tăng cường chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ cho các nền kinh tế thành viên nhằm hướng tới cải thiện, nâng cao năng lực thực hiện toàn bộ Hiệp định WTO/TBT. 

Đồng thời, tiếp tục cắt giảm các rào cản kỹ thuật đối với thương mại không cần thiết, mang lại lợi ích cho hệ thống thương mại đa biên nói chung, cũng như các doanh nghiệp trong từng nền kinh tế APEC, đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đang phải vật lộn để cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. 

 Ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Tiểu ban APEC về Tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp (SCSC) 2017 - Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: HTQT

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Tiểu ban APEC về Tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp (SCSC) 2017 - Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) đã có bài phát biểu khai mạc.

Ông Nguyễn Văn Khôi đã ghi nhận nỗ lực của các thành viên APEC trong việc không ngừng chia sẻ kinh nghiệm, cải thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của mình theo hướng phù hợp hơn với quy định Hiệp định TBT, thông lệ quốc tế, nhằm thúc đẩy thương mại & đầu tư khu vực APEC, hướng đến Mục tiêu Borgo và Kế hoạch Hành động thực hiện Tuyên bố Lima (2017-2020).

Được thông qua từ Hội nghị Cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 2 vào năm 1994, “Mục tiêu Bogor”- xác định APEC là một khu vực tự do hóa thương mại và đầu tư hàng năng động nhất - là một trong những ưu tiên xuyên suốt của APEC

Với vai trò chủ nhà của Năm APEC 2017, Việt Nam tiếp tục đưa việc đẩy nhanh hoàn thành Mục tiêu Bogor là một trong những ưu tiên quan trọng trong chương trình nghị sự của Diễn đàn này.

Việt Nam đang tích cực cùng các thành viên triển khai những sáng kiến nhằm giải quyết những rào cản tồn tại được nêu ra trong“Báo cáo đánh giá giữa kỳ về tiến độ thực hiện Mục tiêu Bogor”, hướng tới thực hiện thành công các Mục tiêu Bogor vào năm 2020.

Đây sẽ là nền tảng quan trọng để APEC xây dựng và định hình tương lai hợp tác sau năm 2020, tập trung vào những mục tiêu rộng hơn tự do hóa thương mại và đầu tư để ứng phó hiệu quả hơn với những thách thức mà bối cảnh mới đã và đang đặt ra như tăng trưởng bền vững, bao trùm, sáng tạo, thương mại điện tử…

Gần đây nhất, tại Hội nghị cấp cao tháng 11/2016 tại Lima, các Lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đã đưa ra Tuyên bố Lima về Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương; trong đó nhấn mạnh APEC đóng vai trò khởi xướng ý tưởng đối với các nội dung liên quan Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương, thông qua việc dẫn dắt, đóng góp về học thuật và nâng cao năng lực... nhằm từng bước hiện thực hóa Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương.

Trong khuôn khổ Ủy ban Kinh tế, Nhóm bạn của Chủ tịch về Tăng cường cơ sở hạ tầng pháp lý hôm nay tập trung thảo luận các dự án nhằm củng cố nền tảng pháp lý kinh tế khu vực, bao gồm khả năng xây dựng một khuôn khổ hợp tác Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương về giải quyết tranh chấp trực tuyến đối với các giao dịch của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).

Cuộc họp cũng lắ ng nghe ý kiến đóng góp của nhiều tổ chức quốc tế liên quan, trong đó Ủy ban Liên h ợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), Ngân hàng thế giới (WB), Viện quốc tế về nhất thể hoá pháp luật tư (UNIDROIT).

Phong Lâm

APEC 2017: Kết thúc ngày làm việc thứ ba với nhiều nội dung quan trọng(VietQ.vn) - Ngày làm việc thứ ba của APEC 2017 đã kết thúc với nhiều nội dung quan trọng được đưa ra bàn thảo, thống nhất.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang