Tàu ngầm USS Ohio Mỹ có thể xóa sổ một lục địa chỉ trong tích tắc

author 19:06 09/04/2017

(VietQ.vn) - Tàu ngầm USS Ohio do Mỹ chế tạo có thể hỗ trợ nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đặc biệt vũ khí quân sự này còn có khả năng xóa sổ cả một lục địa chỉ trong tích tắc.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo thông tin từ báo An Ninh Thủ Đô, tàu ngầm USS Ohio được coi là tàu ngầm hạt nhân đáng sợ nhất thế giới hiện nay. Tàu này có khả năng hỗ trợ nhiều nhiệm vụ, trong đó có chống tàu ngầm, tàu nổi, tác chiến hải quân với sự tham gia của lực lượng đặc nhiệm, tình báo, do thám. Điều đáng nói là với kho vũ khí hạt nhân mang theo, chúng có thể xóa sổ hẳn một lục địa trong tích tắc.

Tàu ngầm USS Ohio của hải quân Mỹ là tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ III, được biên chế vào lực lượng hải quân Mỹ trong những năm 1981-1997. Từ năm 2002, tàu ngầm USS Ohio là lớp tàu duy nhất mang tên lửa đạn đạo tầm xa phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Mỗi tàu ngầm USS Ohio được trang bị 24 tên lửa đạn đạo "Trident".

 Tàu ngầm USS Ohio được coi là tàu ngầm hạt nhân đáng sợ nhất thế giới hiện nay. Ảnh: ANTĐ

 Tàu ngầm USS Ohio được coi là tàu ngầm hạt nhân đáng sợ nhất thế giới hiện nay. Ảnh: ANTĐ 

Tên lửa Trident II D-5 có thể được lắp đặt hai loại đầu đạn hạt nhân — W76 đương lượng nổ 100 kt và W88 đương lượng nổ 475 kt. Trong trường hợp tải trọng cao nhất, tên lửa đạn đạo có thể mang tới 8 đầu đạn thứ cấp W88 hoặc 14 đầu đạn W76 trên tầm xa hỏa lực là 7360.

Việc sử dụng các thiết bị định vị hàng không đồng bộ với việc nâng cao hiệu quả của các thiết bị dẫn đường đã giảm độ sai lệch so với trung tâm mục tiêu của W88 КВО còn 90-120m. Để tiêu diệt các hầm phóng tên lửa của đối phương, các trắc thủ tên lửa tàu ngầm sử dụng phương pháp xác định tọa độ “2 trong 1” nhằm vào một mục tiêu hầm phóng tên lửa là 2 đầu đạn từ 2 tên lửa Trident II khác nhau. Xác suất trúng mục tiêu đạt đến 95%.

Lượng tên lửa tàu ngầm USS Ohio mang theo được đánh giá có sức mạnh bằng tất cả số bom đạn được các phe sử dụng trong đại chiến thế giới thứ hai. Chỉ cần một tàu Ohio khai hỏa vũ khí hạt nhân cũng dư sức hủy diệt toàn bộ một lục địa.

Ngoài ra chúng còn được lắp đặt 4 ống phóng ngư lôi tự bảo vệ. Các ống phóng ngư lôi nằm ở phần mũi tàu với một góc nghiêng nhỏ so với mặt phẳng đường kính của tàu. Trong biên chế, cơ số ngư lôi là 8 đạn Mk-48, được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi.

Tàu ngầm Dmitry Donskoy: 'Quái vật khổng lồ' dưới lòng Đại dương (VietQ.vn) - Tàu ngầm Dmitry Donskoy của Nga có lượng giãn nước 48.000 tấn và trở thành vũ khí quân sự dưới nước lớn nhất thế giới hiện nay.

Tin tức trên tờ VnExpress, theo National Interest, từ cuối thập niên 1970, hải quân Mỹ chế tạo 18 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Ohio để răn đe Liên Xô. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ quyết định hoán cải 4 tàu ngầm lớp Ohio, dỡ bỏ tên lửa đạn đạo Trident và trang bị cho chúng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk (TLAM), loại tên lửa được Mỹ sử dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của các cuộc chiến tranh.

Sau khi được nâng cấp vũ khí, mỗi chiếc tàu ngầm lớp Ohio hoán cải mang được 154 quả Tomahawk trong 22 trên tổng số 24 ống phóng tên lửa, nhiều tên lửa hành trình hơn cả một biên đội tàu mặt nước. Toàn bộ số tên lửa này có thể phóng theo loạt từ dưới nước trong vòng 6 phút.

Tên lửa Tomahawk trị giá 1,5 triệu USD/quả, được lắp đầu đạn nặng 454 kg, tầm bắn khoảng 1.600 km, dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Nó được gọi là "sứ giả chiến tranh" bởi Mỹ thường sử dụng Tomahawk để đánh phủ đầu đối phương trong nhiều cuộc chiến tranh từ cuộc chiến vùng Vịnh đến nay.

Bên trong tàu ngầm USS Ohio của Mỹ. Ảnh: VNExpress

Bên trong tàu ngầm USS Ohio của Mỹ. Ảnh: VNExpress

Các tàu SSGN trang bị tên lửa Tomahawk có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Hai ống phóng còn lại được chuyển đổi thành cửa mở đặc biệt để triển khai hơn 60 lính đặc nhiệm hải quân SEAL. Chúng cũng được dùng để phóng tàu lặn không người lái (UUV), tàu ngầm chở lính SEAL (SDV), phao định vị thủy âm và các loại cảm biến dưới nước khác.

Phiên bản SSGN lớp Ohio nhanh chóng thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn những chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Năm 2011, tàu USS Florida phóng 93 tên lửa vào hệ thống phòng không Libya để hỗ trợ chiến dịch Bình minh Odyssey. Các tên lửa dọn đường cho phi cơ liên minh bắt đầu chiến dịch trên không phận Libya, đánh dấu lần đầu tiên một chiếc tàu ngầm lớp Ohio khai hỏa trong chiến đấu.

Sự xuất hiện của các loại tên lửa chống hạm thế hệ mới như Kalibr của Nga khiến hoạt động tác chiến gần bờ rất nguy hiểm, nhất là với các tàu mặt nước lớn như tàu sân bay và tuần dương hạm. Ngay cả tiêm kích hạm cũng cần tàu sân bay áp sát trong vòng 1.287 km gần đường bờ biển đối phương. Khoảng cách này nằm trong tầm tấn công của một loạt các vũ khí diệt tàu sân bay.

 An Dương (T/h)

a

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang