Tết Mậu Tuất 2018: Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

authorHuyền Bùi 10:00 15/02/2018

(VietQ.vn) - Thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới rất quan trọng, nhiều gia đình băn khoăn là cúng giao thừa ở trong nhà hay ngoài trời trước, chuyên gia phong thủy đưa ra câu trả lời.

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Cúng giao thừa dù là trong nhà hay ngoài trời là thời điểm thiêng liêng mà mỗi gia đình đều thực hiện vào đêm 30 Tết. Giao thừa là thời khắc được chờ đợi nhất trong năm, đó không chỉ đơn giản chỉ là thời điểm tiễn năm cũ, đón năm mới mà đây còn là lúc mọi người cầu sự bình an, may mắn, thịnh vượng và xua đi những khó khăn, đen đủi trong một năm sắp tới. Cúng giao thừa năm Mậu Tuất được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ Đinh Dậu 2017 và chuyển sang năm mới Mậu Tuất 2018 (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết).

Theo đúng phong tục thì lễ cúng giao thừa phải làm hai lễ, một lễ cúng giao thừa trong nhà và một lễ cúng ngoài trời.

Theo chuyên gia phong thủy Lâm Ngọc Anh (TP. HCM), lễ cúng giao thừa phải được cử hành ngoài trời trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ. Sau đó mới đến lễ trong nhà.

Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới khác nhau. Giao thừa cũng là thời khắc chuyển giao công việc cai trị của các vị quan Hành khiển. Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể coi như một buổi tiệc để tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần mới. Gia đình sắm lễ với mong muốn cả nhà được bình an, hạnh phúc trong năm mới.

Quan niệm dân gian cho rằng việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị thần diễn ra rất khẩn trương, các vị ấy chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ. Vì vậy mâm cỗ cúng quan Hành khiển thường đặt ngoài cửa chính.

tet-mau-tuat-2018-cung-giao-thua-trong-nha-hay-ngoai-troi-truoc

 Theo chuyên gia phong thủy, lễ cúng giao thừa sẽ được tiến hành ngoài trời trước. Ảnh minh họa

Lễ vật cúng giao thừa trong nhà

Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm gồm: bánh chưng; giò-chả; xôi gấc; thịt gà; xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.

Ngoài mâm lễ mặn, còn có mâm lễ ngọt, chay gồm: hương, hoa, đèn nến; bánh kẹo; mứt Tết; rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.

Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Do phong tục khác nhau nên mâm cỗ cúng giao thừa cũng khác.

‘Lão me’ hơn 400 tuổi giá 1,6 triệu USD tại Hội Hoa xuân ở TP. HCM ‘độc’ cỡ nào?(VietQ.vn) - Một cây me “cổ thụ” được trưng bày tại Hội Hoa xuân Tết Mậu Tuất ( TP. HCM) khiến nhiều người trầm trờ với tuổi đời hơn 400 năm và được định giá 1,6 triệu USD, tức khoảng 34 tỷ đồng.

Lễ vật cúng giao thừa ngoài trời

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến cùng mâm cỗ đầy mặn hoặc chay.

Lễ vật mâm cúng gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển. Có những nơi, lễ vật có thể là cỗ chay hay mặn, tùy theo phong tục và tín ngưỡng của mỗi gia đình.

Ðến giờ phút trừ tịch, khi đồng hồ đã điểm gia chủ sẽ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn.

Minh Trần 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang