NASA giám sát chặt chẽ thiên thạch khổng lồ có thể hủy diệt Trái Đất

author 15:50 05/12/2015

(VietQ.vn) - Mới đây, NASA đã cho một thiên thạch khổng lồ có đường kính khoảng 2,4km vào danh sách giám sát chặt chẽ vì nó có thể hủy diệt Trái Đất một khi xảy ra va chạm.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Thiên thạch khổng lồ trên được đặt tên là 2003 SD220. Một cú va chạm trực tiếp giữa tiểu hành tinh này với Trái Đất có sức mạnh đủ để phá hủy toàn bộ một lục địa hoặc tồi tệ hơn. NASA và các nhà thiên văn học khác có một danh sách bao gồm 17 mức ưu tiên cao của những tiểu hành tinh ở gần với Trái Đất và các tiểu hành tinh này được giám sát nghiêm ngặt bởi radar.

2003 SD220 được xếp vào nhóm có khả năng gây nguy hiểm cho Trái Đất vì kích thước và quỹ đạo của nó. Thậm chí, kích thước thực tế của tiểu hành tinh có thể lớn hơn so với dự tính bởi vì có một phần của nó có thể bị che khuất bởi bóng tối của không gian.

Thiên thạch khổng lồ này là một trong số 17 thiên thạch có thể trở nên nguy hiểm đối với Trái Đất

Thiên thạch khổng lồ này là một trong số 17 thiên thạch có thể trở nên nguy hiểm đối với Trái Đất

Vài tuần trước NASA đã chụp lại một tiểu hành tinh khổng lồ có kích thước tới 480 mét chiều dọc, họ lo sợ một cuộc va chạm vào tháng 11/2038 hoặc muộn thì vào năm 2052. Mặc dù xác xuất để xảy ra vụ va chạm thế này cũng chỉ là 1/1.300.000.

NASA cho biết: “Chúng tôi đề xuất các hình ảnh radar, tính chất vật lý, quỹ đạo của 17 tiểu hành tinh thuộc mức “ưu tiên cao” trong suốt 294 giờ của năm 2015”. Radar được coi là kỹ thuật mạnh mẽ nhất trên Trái Đất để khám phá tính chất vật lý và động lực học của các tiểu hành tinh gần Trái Đất (gọi tắt là NEAs). Quan sát radar cho phép các nhà khoa học để có được nhiều phép đo chính xác hơn và tạo ra mô hình 3D và quỹ đạo của các tiểu hành tinh này.

Nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Martin Rees đã tỏ ra lo ngại khi những tiểu hành tinh hay thậm chí thiên thạch, sao chổi có đường kính lớn hơn 100 mét đâm thẳng tới địa cầu, khi đó con người sẽ không thể làm gì để ngăn chặn nó. Sự cảnh báo này được ông phát biểu đầy quả quyết tại hội nghị World Asteroid Day tổ chức ở Bảo tàng Khoa học London (Anh), với sự góp mặt của nhà vật lý thiên văn nổi tiếng, tiến sĩ Brian May.

Quang Minh (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang