Thử nghiệm vật liệu trên lò phản ứng nghiên cứu điện hạt nhân

author 17:00 12/07/2016

(VietQ.vn) - Hội thảo chuyên đề về các lò phản ứng thử nghiệm vật liệu Châu Á lần thứ IV về điện hạt nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự hợp tác ở khu vực Chấu Á.

Sự kiện: Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM) vừa phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản (JAEA) tổ chức Hội thảo chuyên đề về các lò phản ứng thử nghiệm vật liệu Châu Á lần thứ IV.

Tham dự Hội thảo có các chuyên gia đến từ các nước: Nhật Bản, Kazakhstan, Indonesia, Malaysia, Singapo và các đại biểu trong nước đại diện cho các đơn vị trực thuộc của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Theo ban tổ chức, Hội thảo lần này nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước thành viên Châu Á về thử nghiệm vật liệu trên lò phản ứng nghiên cứu và thảo luận về việc xây dựng mạng lưới về các lò phản ứng nghiên cứu của Châu Á.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Nhị Điền, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân đã nhấn mạnh, các lò phản ứng thử nghiệm vật liệu là một trong những ứng dụng điển hình nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học và các nhà chức trách trong các nước thành viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), đặc biệt đối với những nước đang vận hành hoặc có kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.

 Hội thảo chuyên đề về các lò phản ứng thử nghiệm vật liệu Châu Á lần thứ IV

Việt Nam đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi của chương trình phát triển điện hạt nhân với những dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, vì thế chúng ta đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thử nghiệm vật liệu như việc đánh giá sau khi chiếu xạ nhiên vật liệu hạt nhân cho các lò phản ứng hạt nhân.

Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng một lò phản ứng nghiên cứu mới với luồng nơ-tron (neutron) cao, đa mục tiêu để phát triển các hoạt động nghiên cứu, trong đó bao gồm có thử nghiệm vật liệu.

Được biết, lò phản ứng được thiết kế cho mục đích nghiên cứu khoa học và ứng dụng được trang bị các kênh thí nghiệm thẳng đứng trong vùng hoạt và trong vành phản xạ; các kênh dẫn dòng nơ-tron nằm ngang và các thiết bị để thực hiện các nghiên cứu về khoa học vật liệu và các ứng dụng khác nhau.

Theo thiết kế sơ bộ, bên cạnh lò phản ứng có 16 hotcell (buồng nóng) sẽ được lắp đặt thành 2 dãy, mỗi dãy 8 hotcell theo phương án đối nhau phần cuối để thuận tiện cho việc thiết kế đường vào bảo dưỡng các hotcell từ phía sau. Mặt trước của các hotcell sẽ ra hướng hành lang hoặc phòng thí nghiệm để bố trí các thiết bị nghiên cứu và xử lý số liệu. Với thiết kế này, không chỉ sử dụng để nghiên cứu vật liệu lò phản ứng mà còn cho phép nghiên cứu nhiên liệu lò phản ứng trong tương lai.

Với lò phản ứng nghiên cứu mới tại Đà Lạt được đưa vào hoạt động sẽ có đóng góp thiết thực cho chương trình điện hạt nhân quốc gia mà trước mắt là trong quá trình thi công xây dựng và đưa nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang