Thuốc cúm favipiravir của Nhật Bản điều trị Covid-19 hiệu quả ra sao khiến Nga quyết định dùng

author 11:42 01/06/2020

(VietQ.vn) - Bộ Y tế Nga vừa phê duyệt thuốc cúm do công ty Nhật Bản phát minh nhằm chống nCoV. Theo các nhà nghiên cứu, loại thuốc này cho thấy hiệu quả cao trong việc điều trị.

Thông tin cụ thể về loại thuốc này, Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga, cung cấp tài chính cho Tập đoàn ChemRar, công ty dược phẩm đứng sau các thử nghiệm về favipiravir cho biết, loại thuốc này đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời cho đến cuối năm sau, khi cho thấy hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV ở các thử nghiệm lâm sàng. Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời cho phép sử dụng thuốc miễn phí, không cần chờ hoàn thành tất cả nghiên cứu bắt buộc, tin tức trên báo Vnexpress.

Bộ Y tế Nga tuyên bố sẽ rút ngắn thời gian ra mắt favipiravir trên thị trường. Tập đoàn RDIF và ChemRar cho biết sẽ có hơn 60.000 gói thuốc cung cấp cho các bệnh viện trên cả nước vào tháng 6. Thuốc được phân phối dưới tên Avifavir và miễn phí với công dân Nga.

Thông tin thêm,, Kirill Dmitriev, giám đốc điều hành RDIF, nói, thuốc này "sẽ giảm gánh nặng cho các trung tâm y tế và theo ước tính của chúng tôi, cũng sẽ giảm khoảng 50% số bệnh nhân nguy kịch”.

Nga quyết định đưa thuốc favipiravir vào điều trị Covid-19. Ảnh: Reuters.

Trong thử nghiệm đầu tiên ngẫu nhiên và có kiểm soát trên 40 bệnh nhân Covid-19, 65% người dùng favipiravir xét nghiệm âm tính với virus chỉ trong năm ngày, và chỉ tốn một nửa thời gian đó để các bệnh nhân không được điều trị phục hồi, RDIF cho biết. Khoảng 90% số người dùng thuốc có xét nghiệm âm tính sau mười ngày.

Giai đoạn tiếp theo thử nghiệm trên 330 bệnh nhân bị bệnh tương đối nặng ở Moskva, St.Petersburg và một số vùng khác. Nghiên cứu này đang được tiếp tục.

Favipiravir ban đầu được phát triển dưới dạng thuốc điều trị cúm bởi Fujifilm Holdings của Nhật Bản, dưới tên Avigan. Bằng sáng chế chính cho biết thuốc hoạt động bằng cách hạn chế khả năng sao chép ARN của virus. Bằng đã hết hạn vào năm ngoái, giúp mở đường cho các công ty khác phát triển thuốc này.

"Trong điều kiện thí nghiệm, thuốc có hiệu quả chống lại một số loại virus, gồm cúm kháng thuốc, sốt xuất huyết, Ebola và Covid-19", tiến sĩ Eric Coomes, thuộc bộ phận phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Đại học Toronto, Mỹ, cho biết.

Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản và Trung Quốc cũng thử nghiệm tác dụng của favipiravir trên nCoV. Và Nhà Trắng đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ, thúc đẩy việc đưa thuốc cúm favipiravir vào sử dụng ở Mỹ trước đó. Các thử nghiệm của Nhật Bản đã được mở rộng đến ba địa điểm ở Massachusetts.

Nhật Bản đã phê duyệt Avigan là thuốc cúm vào năm 2014. Thuốc chỉ được sử dụng làm phương pháp điều trị dự phòng và không dùng cho hầu hết bệnh nhân, một phần vì thử nghiệm trên động vật cho thấy thuốc có khả năng gây dị tật bẩm sinh.

Tiến sĩ Coomes cho biết, mặc dù phấn khích khi thấy các thử nghiệm thuốc đầy triển vọng được thực hiện nhanh chóng, song cộng đồng khoa học cần xem xét dữ liệu favipiravir và hiểu cách các thử nghiệm được cấu trúc nhằm đánh giá kết quả.

Tại Mỹ, thuốc remdesivir của Công ty Gilead Science đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp vào đầu tháng 5 sau khi một thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc rút ngắn thời gian phục hồi của bệnh nhân. Remdesivir được tiêm vào tĩnh mạch, trong khi favipiravir được dùng dưới dạng thuốc viên.

Nga đang nỗ lực tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả cho nCoV. Nước này đứng thứ ba trên thế giới về số ca mắc chỉ sau Mỹ và Brazil, theo Đại học Y khoa Johns Hopkins. Trong khi số ca nhiễm mới đã bắt đầu giảm, quốc gia này vẫn ghi nhận khoảng 8.000 trường hợp mới mỗi ngày. Hơn 4.500 người đã chết.

Các công ty Nga cũng đang thử nghiệm nhiều loại vaccine khác nhau, hy vọng sẽ thực hiện một chiến dịch tiêm chủng vào mùa thu, trước khi làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể tấn công. Nghiên cứu lâm sàng về một ứng cử viên vaccine do Bộ Y tế và quân đội Nga phát triển sẽ kết thúc vào cuối tháng 7. Tổng thống Vladimir Putin, giữa tháng 5, bày tỏ hy vọng vào loại vaccine khác được Trung tâm Nghiên cứu Vector Virus học và Công nghệ sinh học thiết kế, sẽ đăng ký vào tháng 9 và đã yêu cầu trung tâm xem xét về bản quyền.

Cảnh báo nguy hiểm nếu lạm dụng nước mắt nhân tạo để giữ ẩm cho mắt(VietQ.vn) - Khi mắt bị khô nhiều người thường có thói quen sử dụng nước mắt nhân tạo để giữ ẩm và bôi trơn nhãn cầu. Tuy nhiên theo các bác sĩ, không nên lạm dụng sản phẩm này.

Liên quan tới tình hình dịch Covid-19, tính đến 6h ngày 1/6, theo trang thống kê Worldometers, thế giới ghi nhận 6.258.769 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra, trong đó có 373.677 ca tử vong và 2.785.156 trường hợp bình phục.

Theo thống kế của AFP dựa trên các số liệu chính thức, khu vực Mỹ Latinh và Caribbean đã ghi nhận 1.016.828 ca nhiễm Covid-19, trong đó, Brazil chiếm khoảng 50% với 514.849 trường hợp. Trong khi đó, theo Wordometers, tính đến 6h ngày 1/6, sau Brazil, Peru là nước có số ca mắc Covid-19 cao thứ 2 tại khu vực Mỹ Latinh và Caribbean với 164.476 trường hợp, tiếp đến là Chile (99.688 ca) và Mexico (87.512 ca).

Ấn Độ liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới Covid-19 trong ngày tăng cao. Ngày 31/5, Ấn Độ có thêm 8.782 người mắc Covid-19, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên 190.609, trong đó có 5.408 ca tử vong và 91.852 người được điều trị khỏi. Ấn Độ cũng đã vượt Pháp, Đức, trở thành nước có số ca nhiễm bệnh cao thứ 7 thế giới.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang