Tiền chi cho tuyên truyền được tính là chi phí hợp lý cho đề tài khoa học

author 20:14 23/04/2014

(VietQ.vn) - Việc chi cho tuyên truyền, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học được tính vào chi phí hợp lý khi thực hiện đề tài nghiên cứu.

Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính đã ban hành dự thảo Thông tư "Hướng dẫn các yếu tố đầu vào cấu thành dự toán nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và  một số định mức kinh tế-kỹ thuật làm căn cứ xây dựng dự toán".

Chi phí tuyên truyền trên các báo được tính là chi phí hợp lý khi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học

Chi phí tuyên truyền trên các báo được tính là chi phí hợp lý khi thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học

 

Đăng báo được tính là chi phí hợp lý

Khi thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp quốc gia, các chi phí hợp lý được tính là:

1. Chi thường xuyên của tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (bao gồm: tiền lương, tiền công và chi hoạt động bộ máy) nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý trong triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia;

2. Tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia;

3. Chi thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài phối hợp nghiên cứu;

4. Chi thuê các dịch vụ phục vụ hoạt động nghiên cứu;

5. Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ nghiên cứu;

6. Chi điều tra, thu thập số liệu, mua tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, báo, tạp chí tham khảo phục vụ hoạt động nghiên cứu;

7. Chi xuất bản, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc phục vụ hoạt động nghiên cứu;

8. Chi mua quyền sử dụng sáng chế, thiết kế, phần mềm, bí quyết công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu;

9. Chi sửa chữa nhỏ tài sản cố định phục vụ hoạt động nghiên cứu;

10. Chi thuê tài sản, khấu hao tài sản cố định phục vụ hoạt động nghiên cứu (nếu có).

11. Chi dự án đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu;

12. Chi hội nghị, hội thảo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu;

13. Chi công tác phí trong và ngoài nước phục vụ hoạt động nghiên cứu;

14. Chi đào tạo, tập huấn phục vụ hoạt động nghiên cứu;

15. Chi họp hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở;

16. Chi tuyên truyền, phổ biến kết quả nghiên cứu;

17. Chi đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ hoặc công bố kết quả nghiên cứu;

18. Chi khác.

 Tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia

Tiền công trực tiếp cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được tính bằng hệ số theo mức lương cơ sở của Nhà nước theo ngày công lao động quy đổi là 8 giờ làm việc khi tham gia nghiên cứu và triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Các hệ số tính tiền công theo mức cơ sở

STT

Chức danh

Hệ số chức danh nghiên cứu (Hcd)

Hệ số phụ cấp trách nhiệm (Hpc)

Hệ số tiền công theo ngày

Hstcn= (Hcd + Hpc)/ 22)

Ghi chú

1

Chủ nhiệm nhiệm vụ

8,0

1,0

0,41

Hệ số chức danh nghiên cứu (Hcd) áp dụng theo hệ số lương ngạch, bậc Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức. viên chức và lực lượng vũ trang. Đối với các thành viên nghiên cứu áp dụng hệ số mức lương bậc 6/7 ngạch nghiên cứu viên cao cấp. Đối với các thành viên tham gia áp dụng hệ số lương bậc 5/10 ngạch nghiên cứu viên.

2

Thành viên nghiên cứu kiêm thư ký

8,0

0,4

0,38

3

Thành viên nghiên cứu

8,0

 

0,36

4

Thành viên tham gia

3,66

 

0,17

 

          Tiền công ngày được tính theo các chức danh nghiên cứu như sau:

                             Tcnc= (Hcd + Hpc) x Lcs / 22 ngày  (1)

          Trong đó:

a) Tcnc – Là tiền công lao động khoa học theo ngày quy đổi

b) Hcd - Hệ số chức danh nghiên cứu;

c) Hpc – Hệ số phụ cấp trách nhiệm

d) Lcs – Là mức lương cơ sở được Nhà nước quy định cho công chức và viên chức

          Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ xây dựng thuyết minh dự toán cho từng nội dung công việc thực hiện, chức danh nhiệm vụ, số lượng thành viên nghiên cứu, số ngày cần thiết để hoàn thành các nội dung của nhiệm vụ KH&CN làm cơ sở để Hội đồng xem xét thẩm định và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung và kinh phí của nhiệm vụ KH&CN.

          Tiền công cho từng thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo hệ số chức danh được tính như sau:

          Tiền công cho thành viên = Tcnc  x Số ngày tham gia

Thuê chuyên gia trong và ngoài nước phối hợp nghiên cứu

Tuỳ thuộc tính chất công việc, tổ chức chủ trì nhiệm vụ thương thảo mức tiền thuê chuyên gia, thuyết minh căn cứ thoả thuận và nội dung công việc thuê chuyên gia làm cơ sở cho hội đồng đánh giá xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Mức tiền thuê chuyên gia theo tháng tối đa không quá 30 lần mức lương cơ sở của Nhà nước. Trường hợp đặc biệt, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN đề xuất mức chi thuê chuyên gia trong nước và trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.

Căn cứ vào tính chất công việc cần chuyên gia, tổ chức chủ trì nhiệm vụ thương thảo mức tiền thuê chuyên gia, thuyết minh căn cứ thoả thuận được sự đồng ý của tổ chức nghiên cứu đang quản lý chuyên gia tại nước ngoài và nội dung công việc thuê chuyên gia làm cơ sở cho hội đồng đánh giá xem xét và thẩm định. Mức tiền thuê chuyên gia một tháng không vượt quá 80% mức lương tháng chuyên gia được hưởng tại tổ chức hiện đang công tác của chuyên gia ở nước ngoài. Trường hợp đặc biệt, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN đề xuất mức chi thuê chuyên gia nước ngoài và trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.

Dự toán chi điều tra, khảo sát: Được xây dựng trên cơ sở khối lượng công việc dự kiến và mức chi quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán các cuộc điều tra thống kê.

Dự toán chi hội nghị, hội thảo khoa học: Được xây dựng trên cơ sở dự kiến số lượng hội nghị, hội thảo, thành viên tham gia, các báo cáo khoa học tại hội nghị, hội thảo và áp dụng các mức chi về phương tiện đi lại, tiền phòng nghỉ, các chi phí hậu cần liên quan theo quy định tại Thông tư hiện hành (hiện nay đang áp dụng theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập); Mức thù lao cho các thành viên tham gia được giao tổ chức chủ trì chủ động xây dựng và chi trả tuỳ theo tính chất từng hội nghị, hội thảo khoa học theo mức trần như sau: Chủ trì hội nghị, hội thảo khoa học: Mức thù lao tính theo buổi họp chủ trì và không quá 1,5 lần mức lương cơ sở của Nhà nước; Báo cáo viên hội nghị, hội thảo khoa học: Mức thù lao tính theo báo cáo không quá 2 lần mức lương cơ sở của Nhà nước; Thành viên tham gia hội nghị, hội thảo: Mức thù lao tính theo ngày không quá 0,3 lần mức lương cơ sở của Nhà nước.

Dự toán công tác phí trong nước, ngoài nước: Xây dựng trên cơ sở dự kiến số đoàn, số người, số ngày, địa điểm công tác và áp dụng theo mức chi quy định hiện hành về công tác phí của nhà nước đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập...

Ngoài ra, Thông tư còn quy định về tiền công cho các thành viên tham gia hội đồng, chi thuê chuyên gia độc lập...

Minh Tú

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang