Tướng Thệ: ‘Mỹ tuần tra Biển Đông chỉ là phép thử siêu cường’

author 16:53 13/10/2015

(VietQ.vn) - Trung tướng Phạm Xuân Thệ đã có những bình luận sắc bén về tình hình Biển Đông hiện nay và thông tin cho rằng Mỹ sẽ điều tàu tuần tra quanh các đảo nổi trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Theo những tin tức về tình hình Biển Đông mới nhất hiện nay, tờ Navy Times (Mỹ) hôm 7/10 vừa qua dẫn thông tin, một số quan chức quân sự cao cấp của hải quân Mỹ - trong đó có Đô đốc Hari Haris, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố sẽ quyết tâm đưa tàu chiến vào tuần tra ở khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo trái phép trên Biển Đông.

Thông tin Mỹ sẽ đưa tuần tra quanh các đảo nổi của Trung Quốc có thể ảnh hưởng lớn đến cục diện tình hình Biển Đông hiện nay

Thông tin Mỹ sẽ đưa tuần tra quanh các đảo nổi của Trung Quốc có thể ảnh hưởng lớn đến cục diện tình hình Biển Đông hiện nay

Ngay lập tức, sự việc này đã thu hút sự chú ý lớn từ dư luận quốc tế và giới chuyên gia quân sự. Trong buổi trao đổi với báo Petrotimes, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng Phạm Xuân Thệ - Nguyên Tư Lệnh Quân khu I đã có những nhận định xác đáng và cực kỳ sắc bén khi bình luận về thông tin này trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ đánh giá, cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tạo ra cho mình một sức ảnh hưởng ở Biển Đông. Tuy nhiên sẽ ở hai thái cực khác nhau. Nếu Trung Quốc luôn muốn “nuốt trọn” hơn 80% Biển Đông với “yêu sách 9 đoạn” phi pháp thì Mỹ, với tư cách siêu cường số 1 thế giới thì muốn duy trì sự tự do đi lại, đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải hàng không trên Biển Đông.

Nếu thông tin về việc Mỹ sẽ điều tàu tuần tra quanh các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc là thật thì đây là lần đầu tiên kể từ năm 2012, Washington thực sự có hành động cứng rắn để thách thức và không công nhận chủ quyền phi lý mà Bắc Kinh cố tình tạo ra trên Biển Đông. Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay, ngoài các lợi ích về an ninh – chính trị thì lợi ích về kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng.

Tuy nhiên, Trung tướng Phạm Xuân Thệ cho rằng rất có thể đây chỉ là một ‘phép thử’ giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông

Tuy nhiên, Trung tướng Phạm Xuân Thệ cho rằng rất có thể đây chỉ là một ‘phép thử’ giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông

Vì lý do, tướng Thệ cho rằng, lời tuyên bố của một số quân chức quân sự hàng đầu của Mỹ về khả năng đưa tàu vào Biển Đông, cũng như những đáp trả bằng miệng của truyền thông Trung Quốc cho rằng sẽ có quyền khai hỏa nếu Mỹ đưa tàu vào khu vực 12 hải lý có thể chỉ là “phép thử”, đòn ngoại giao mà hai siêu cường này dành cho nhau.

Tuy nhiên nếu đó là sự thật, thì xét trên tình hình thực tế hiện nay, cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn để xảy ra xung đột vũ trang trên Biển Đông vì sẽ “lợi ít hại nhiều”. Có thể thấy rõ rằng, chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ theo hướng đều đều, lúc nhanh lúc chậm, lúc ào ạt, lúc từ từ để hiện thực hóa âm mưu cả trên thực địa lẫn bàn ngoại giao.

Trước tình hình này, tướng Thệ nhận định Việt Nam cần hết sức tỉnh táo và có những bước đi đúng đắn nhằm bảo vệ chủ quyền chính đáng của mình trước sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Đồng thời, Việt Nam cần củng cố sức mạnh nội tại quốc gia nhằm ứng phó với mọi biến động dù là nhỏ nhất của tình hình Biển Đông trong thời gian tới.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Dương Chí Dũng đề nghị khối Pháp ngữ ủng hộ giải quyết hòa bình tranh chấp biển Đông

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Dương Chí Dũng đề nghị khối Pháp ngữ ủng hộ giải quyết hòa bình tranh chấp biển Đông

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, từ ngày 10-11/10, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Dương Chí Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Pháp ngữ lần thứ 31 diễn ra tại thủ đô Yerevan (Armenia). Tham dự Hội nghị có gần 30 bộ trưởng ngoại giao các nước Pháp ngữ từ khắp các châu lục và lãnh đạo các tổ chức Pháp ngữ.

Phát biểu tại hội nghị về vấn đề Biển Đông, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Dương Chí Dũng đề nghị Cộng đồng Pháp ngữ ủng hộ giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Minh Thùy (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang