Tội phá rừng trái phép bị xử lý như thế nào?

author 13:00 19/03/2017

(VietQ.vn) - Tội phá rừng trái phép được quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Độc giả Nguyễn Vũ: Ông A có 1 mảnh đất rừng muốn phát đốt để trồng keo, ông A thuê ông B phát (bằng miệng, không có giấy tờ). Ông B thuê 1 nhóm người C để phát. Sau khi phát xong, lực lượng chức năng phát hiện và kiểm tra thấy mảnh rừng này không được phát đốt. Diện tích bị phát đủ để truy tố trách nhiệm hình sự. Vậy xin hỏi luật sư, nếu truy tố thì tội của mỗi người là như thế nào. Ông B là người nhà của tôi. Họ nói với chúng tôi nếu ông B là chủ mưu thì tù nặng. Chúng tôi đang rất lo lắng, mong nhận được sự tư vấn.

Tội phá rừng trái phép được quy định tại Điều 189  Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Ảnh minh họa 

Trả lời:

Căn cứ Điều 189  Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, về Tội huỷ hoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

Hình thức xử phạt với hành vi gian lận để hưởng bảo hiểm thất nghiệp(VietQ.vn) - Gian lận để hưởng bảo hiểm thất nghiệp có bị xử lý không là vấn đề mà khá nhiều người lao động, cũng như các doanh nghiệp hiện nay quan tâm.

Theo quy định trên, hành vi chặt, đốt rừng làm nương rẫy của ông A và ông B sẽ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại rừng nếu gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa theo quy định của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi năm 2009, tội hủy hoại rừng được hiểu là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng gây hâu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự thì, người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Chỉ trong trường hợp  phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Người tổ chức có thể có những hành vi như: khởi xướng việc tội phạm; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm cũng như kế hoạch che giấu tội phạm; rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm; điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm...

Người chủ mưu sẽ là mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự và phụ thuộc vào vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Người chủ  mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (người tổ chức) mức độ tăng nặng nhiều hơn người giúp sức trong vụ án phạm tội có tổ chức. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, khi đã xác định có người tổ chức thì mức hình phạt nhất thiết không thể thấp hơn người thực hành, người xúi dục hoặc người giúp sức nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau.

Luật sư Nguyễn Thanh Tùng

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang