TS Võ Trí Thành: Không có cạnh tranh thì không có kinh tế thị trường

author 20:54 04/11/2016

(VietQ.vn) - Đó là phát biểu của TS Võ Trí Thành tại Hội thảo "Đánh giá tình hình thực thi luật cạnh tranh Việt Nam và định hướng hoàn thiện” diễn ra 4/11 ở Hà Nội.

TS Võ Trí Thành, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, “sự ra đời và thực thi của Luật cạnh tranh năm 2005 đã có những bước tiến trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (KTTT), đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình Việt Nam thực sự là nền KTTT”.

TS Thành khẳng định, “KTTT không có cạnh tranh thì không có KTTT, từ doanh nghiệp đến địa phương, cả xã hội sợ cạnh tranh, kêu gọi quá nhiều vào nhà nước”.

Không chỉ có các doanh nghiệp tư nhân và cả doanh nghiệp nhà nước cũng thuộc diện điều chỉnh Luật cạnh tranh. Ảnh minh họa

Có nhiều vấn đề thực thi cạnh tranh, thay đổi bởi quyết tâm xây dựng kinh tế thị trường, trong cải cách thị trường trong 20 năm tới. Thế giới thay đổi bối cảnh nhanh chóng, công nghệ mới, kỹ thuật mới, trò chơi mới, riêng tài chính, cách kinh doanh cập nhật từng ngày. Hội nhập TPP, yêu cầu các nước có cơ quan xử lý cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước nằm trong luật cạnh tranh và Việt Nam đã đạt được điều này.

Hiểu luật cạnh tranh là hiểu khía cạnh của nó, vai trò phối hợp của cơ quan quản lý cạnh tranh thì quyền với nghĩa vụ phối hợp với doanh nghiệp rất quan trọng.

Ông Thành khẳng định, Luật cạnh tranh của Việt Nam khá tốt, bao trùm vấn đề cơ bản nhất, trong luật một số nước không có đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tổ chức thực thi, chế tài, nguyên tắc cơ quan có hiệu lực phải đảm bảo 3 nguyên tắc là quyền lực, năng lực, chuyên trách chuyên nghiệp.

PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công Thương cho biết, “cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội nhưng để có sự cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử ... lại phải giải quyết hàng loạt các vấn đề hóc búa ở tầm vĩ mô đến doanh nghiệp, như luật pháp, thực thi pháp luật, hành xử của doanh nghiệp và không thể thiếu được sự đóng góp bằng thái độ tích cực của người tiêu dùng”.

Phải nói rằng, môi trường cạnh tranh của Việt Nam đã được cải thiện theo chiều hướng tốt từ khi có luật thương mại, luật đầu tư, luật doanh nghiệp và đặc biệt là có luật cạnh tranh năm 2004. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, thứ hạng cạnh tranh tương ứng với nó là thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn đang ở mức rất thấp.

Trên thế giới, nhóm tốp 30 nước có thứ hạng cạnh tranh cao nhất có mức thu nhập bình quân đầu người trên 35.000 USD, tốp từ 31-60 có mức thu nhập bình quân đầu người là 20.600 USD. Và Việt Nam xếp thử 99/120 nước được xếp hạng thứ bậc cạnh trang và mức thu nhập kém xa so với mức bình quân của nhóm, Việt Nam chỉ đạt chưa đầy 2000 USD.

Luật Cạnh tranh có hiệu lực từ năm 2005, khuôn khổ pháp lý đã được thiết lập. Để giám sát cạnh tranh chống độc quyền, đưa luật cạnh tranh vào thực tiễn, chúng ta có 2 cơ quan chức năng là Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. 2 cơ quan được phân chia rõ ràng, nhưng vẫn tồn tại hạn chế, thực tế những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng độc quyền, trên thị trường ngày càng nhiều hàng nhái, hàng giả. Hành vi quảng cáo không chung thực ngày càng trắng trợn trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

Nguyên nhân là do thể chế kinh tế của chúng ta chưa phù hợp, chưa tạo được môi trường kinh doanh và môi trường cạnh tranh phù hợp với thời thế. Điều này cũng đã được nhà nước ta nhận thức rõ ràng và đã thể hiện trong quyết tâm của Chính phủ phải cải cách kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.

Ông Phùng Văn Thanh, Phó trưởng phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương cho rằng, “Luật Cạnh tranh sẽ được Quốc hội sửa đổi vào năm 2017. Luật cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng trong điều tiết kinh tế thị trường, được coi là hiến pháp của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và là công cụ pháp lý để nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường.

Luật Cạnh tranh quy định kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh, hành vi hạn chế cạnh tranh (hành vi thỏa thuận, lạm dụng, tập trung kinh tế) và cạnh tranh không lành mạnh. Mục tiêu luật cạnh tranh bảo vệ hoạt động cạnh tranh để thông qua đó duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh mở của của thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Luật Cạnh tranh gồm 123 điều, 6 chương áp dụng với các tổ chức cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp trên địa phận Việt Nam, gồm tất cả các thành phần kinh tế.

Luật Cạnh tranh quy định kiểm soát 3 nhóm hành vi là hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành bi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh gồm chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại, phân biệt đối xử của hiệp hội, bán hàng đa cấ và một số hành vi vi pham khác.

Luật cạnh tranh xử lý vi phạm dựa trên tổng doanh thu, cụ thể phạt tiền tối đa 10 % tổng doanh thu của tổ chức cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm, cạnh tranh không lạnh mạnh mức xử phạt tối đa 100 triệu với cá nhân và 200 triệu với tổ chức.

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng xử phạt bổ sung như thu hồi, tước giấy phép, chứng chỉ, tịch thu tang vật, phương tiện và các biện pháp khắc phục hậu quả như cơ cấu lại doanh nghiệp, chia tách doanh nghiệp đã sáp nhập, cải chính công khai, loại bỏ điều khoản vi phạm.

Đức Mậu

Bình Dương: Phát hiện 6 mẫu đồ chơi trẻ em không đạt quy chuẩn(VietQ.vn) - Chi cục TCĐLCL Bình Dương phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện 6 mẫu đồ chơi trẻ em không đạt yêu cầu về chất lượng.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang