Từ những sai phạm của Học viện Khoa học Xã hội, cần chấn chỉnh nghiêm việc đào tạo Tiến sĩ

author 15:16 01/09/2017

(VietQ.vn) - Việc đào tạo tiến sĩ ở nước ta cần được chấn chỉnh nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng, quy chuẩn sau những sai phạm của Học viện Khoa học Xã hội.

Vừa qua, Tri thức trực tuyến đã có buổi trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT về một số sai phạm của Học viện Khoa học Xã hội trong đào tạo tiến sĩ. Theo đó, đơn vị này đã phân công đội ngũ hướng dẫn nghiên cứu sinh vượt quá quy định nhiều lần, ảnh hưởng chất lượng luận án.

Theo quy định về đào tạo tiên sĩ, thông thường, để đạt được chất lượng cần thiết, nghiên cứu sinh và người hướng dẫn sẽ phải nỗ lực rất lớn. Thậm chí, nghiên cứu sinh có thể phải tìm đến các nguồn hướng dẫn không chính thức khác.

Trước sai phạm này, Học viện Khoa học Xã hội sẽ phải báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra này về Bộ GD&ĐT (qua thanh tra) trước ngày 30/9.

Học viện Khoa học Xã hội đã có những sai phạm trong đào tạo tiến sĩ

Học viện Khoa học Xã hội đã có những sai phạm trong đào tạo tiến sĩ 

Từ vấn đề sai phạm của Học viện Khoa học Xã hội, bà Nguyễn Thị Kim Phụng đã có những trao đổi khác về việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nói chung ở Việt Nam. Cụ thể, trong lĩnh vực giáo dục đại học, số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ ở nước ta hiện là 16.541, mới chỉ đạt 22,68% tổng số giáo viên, vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Số giảng viên có trình độ thạc sĩ là 43.065, chiếm 59,16%.

Hiện nay, cả nước có 37 viện nghiên cứu được giao đào tạo thạc sĩ, với quy mô khoảng 1.500 nghiên cứu sinh. Trung bình, quy mô của mỗi viện khoảng 40 nghiên cứu sinh và đang có xu hướng giảm. Như vậy, vấn đề cần đặt ra là đảm bảo chất lượng chứ không phải giảm số lượng trong điều kiện dư thừa.

Để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, bên cạnh việc ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ mới (Thông tư số 08/2017), Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Thông tư 09/2017/TT-BGDĐT ngày 4/4 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo. Trong đó, nâng cao quy định về đội ngũ giảng viên, kiểm định chất lượng, cần phối hợp các cơ quan sử dụng lao động để đảm bảo chất lượng đầu ra.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, để đảm bảo cho người có kế hoạch theo học ở trình độ tiến sĩ có thời gian chuẩn bị về chuyên môn và ngoại ngữ, cũng như các cơ sở đào tạo tiến sĩ phải có hướng đầu tư các điều kiện, quy chế đào tạo tiến sĩ mới có lộ trình công bố quốc tế đối với người hướng dẫn và nghiên cứu sinh theo hai giai đoạn. Đó là từ khi quy chế có hiệu lực đến hết 31/12/2018 và từ sau ngày 1/01/2019 đối với những nhóm ngành có tính hội nhập cao và với nhóm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kính tế, chính trị, văn hoá và xã hội đặc thù của Việt Nam.

Đối với tình trạng sao chép luận án, luận văn trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ sẽ bị xử lý nghiêm nếu phát hiện ra sai phạm của các học viên, nghiên cứu sinh. Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ theo Thông tư 08/2017 đã quy định một số nội dung cụ thể hơn để đề cao trách nhiệm của cơ sở đào tạo, người hướng dẫn, hội đồng đánh giá luận án trong việc ngăn chặn việc sao chép (khoản 4 điều 14), quy định cụ thể việc xử lý vi phạm trong trường hợp phát hiện sao chép (điểm b khoản 2 điều 31).

Việc đào tào tiến sĩ cần được đảm bảo đúng quy chuẩn, nghiêm cấn hiện tượng sao chép luận án

Việc đào tào tiến sĩ cần được đảm bảo đúng quy định, nghiêm cấn hiện tượng sao chép luận án 

Ngoài ra, bộ cũng quy định các cơ sở đào tạo tiến sĩ ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm chống sao chép để rà soát nội dung các luận án tiến sĩ, hỗ trợ kỹ thuật cho đánh giá của hội đồng.

Việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục đại học là một trong những nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ GD&ĐT. Mỗi năm, bộ đều có kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ sau đại học ở nước ta, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng tốt nhất cho đất nước.

Tóm lại, từ sự việc của Học viện Khoa học Xã hội, các cơ sở đào tạo cần rà soát quy trình quản lý chất lượng, các nhà khoa học cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình hướng dẫn, đánh giá luận văn. Cơ quan quản lý Nhà nước cũng đổi mới công tác quản lý phù hợp điều kiện tự chủ của các cơ sở đào tạo.

Hà Nội yêu cầu các chủ đầu tư cần sớm thành lập Ban quản trị nhà chung cưĐể khắc phục những tồn tại cũng như tăng cường trật tự kỷ cương góp phần xây dựng nếp sống văn minh đô thị, mới đây UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND nhằm tăng cường hiệu lực trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn.

Lăng Thị (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang