Ứng dụng CNTT để tăng năng suất nông nghiệp ở Tây Nguyên

author 09:37 20/08/2015

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng suất cây trồng ở Tây Nguyên.

Theo Viện Công nghệ Thông tin (CNTT), đề tài TN3/C07 thuộc Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước: “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên” (Chương trình Tây Nguyên 3) được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giao cho Viện Công nghệ thông tin chủ trì, do PGS.TS Thái Quang Vinh làm chủ nhiệm, cơ quan phối hợp là Đông Dương Telecom, với mục tiêu xây dựng và triển khai thử nghiệm lần đầu tiên hạ tầng viễn thông công nghệ WiMAX qui mô nhỏ tại Đắk Lắk, nhằm cung cấp các dịch vụ đa phương tiện và xây dựng mô hình giám sát môi trường sản xuất trên nền mạng viễn thông WiMAX.

Nâng cao năng suất cây cao su nhờ ứng dụng CNTT
Nâng cao năng suất cây cao su nhờ ứng dụng CNTT

Đề tài đã triển khai thành công các dịch vụ giám sát hình ảnh, video qua camera IP và VoiIP; dịch vụ giám sát thông tin vị trí LBS sử dụng công nghệ bản đồ số và điện toán đám mây; dịch vụ giám sát môi trường sản xuất qua hệ thống SCADA. Các mô hình ứng dụng nói trên được thực hiện trên nền mạng không dây băng thông rộng, tốc độ cao WiMAX với diện tích phủ sóng thực tế từ 30-40 km2 tại Tp. Buôn Ma Thuột.

Đề tài có mục tiêu và 3 nhiệm vụ chính là:

1. Thử nghiệm triển khai hạ tầng mạng viễn thông WiMAX tại Tp. Buôn Ma Thuột và các vùng lân cận;

2. Xây dựng trên nền mạng WiMAX các mô hình dịch vụ đa phương tiện chính;

3. Xây dựng mô hình giám sát các thông số môi trường đất, khí, nước phục vụ sản xuất. Trên cơ sở đó, Hội đồng đã thảo luận và thống nhất đánh giá cao các kết quả nghiên cứu đạt được, bao gồm:

Dựa trên kết quả đạt được của đề tài, Hội đồng nghiệm thu kết luận: Đề tài đã nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại của viễn thông, công nghệ thông tin và tự động hóa nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại địa bàn Tây Nguyên.

Đề tài đã thực hiện đầy đủ số lượng, khối lượng, chủng loại các sản phẩm khoa học công nghệ chính, đạt yêu cầu chất lượng và yêu cầu khoa học đặt ra. Đã đăng ký và được chấp nhận đơn 2 giải pháp hữu ích, công bố 1 bài báo ở tạp chí chuyên ngành và 4 bài báo đăng trong kỷ yếu Hội nghị quốc gia; đào tạo 7 thạc sỹ, hỗ trợ đào tạo 2 NCS. Kết quả của đề tài có đóng góp về mặt khoa học và có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu triển khai ứng dụng CNTT, viễn thông và tự động hóa cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.

Mai Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang