Vũ khí ‘át chủ bài’ của Mỹ có thể tác chiến cường độ cao bất chấp sân bay bị tàn phá

author 15:34 19/09/2017

(VietQ.vn) - Máy bay tàng hình F-35B là biến thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng của Mỹ. Loại máy bay này có ưu điểm có thể tác chiến cường độ cao, bất chấp việc sân bay bị đánh phá ác liệt.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tiêm kích F-35B nhiều tài lắm tật nhưng vô cùng đáng sợ

Máy bay tàng hình F-35B dù được coi là tiêm kích lắm tài nhiều tật của không quân Mỹ, tuy nhiên kết quả tốt trong các cuộc tập trận và mới nhất là việc Israel cho thực chiến thành công loại tiêm kích này đã chứng minh đây là loại tiêm kích cực kỳ đáng sợ của không quân Mỹ.

Một khi xảy ra xung đột, những chiếc F-35B sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc tiêu diệt các mục tiêu trọng yếu của của đối phương.

Để có được khả năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn, các máy bay tiêm kích F-35B sẽ cần có một động cơ cực kỳ phức tạp và rất khó lắp đặt, bảo dưỡng.

Khác với phần lớn các loại máy bay phản lực chiến đấu thông thường khác, động cơ tiêm kích F-35B có cấu tạo khá riêng biệt để phục vụ cho tính năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn của nó. 

Máy bay tàng hình F-35B của không quân Mỹ. Ảnh: Trí thức trẻ

 Máy bay tàng hình F-35B của không quân Mỹ. Ảnh: Trí thức trẻ

Ngoài một động cơ được gắn phía sau giúp máy bay di chuyển trên không như một phản lực cơ thông thường, chiến đấu cơ F-35B còn có một động cơ đẩy theo góc vuông 90 độ so với thân máy bay, có khả năng hút gió từ phía bên trên máy bay đẩy xuống dưới, tạo ra luồng khí nâng giúp chiếc chiến đấu cơ này di chuyển được theo phương thẳng đứng, có khả năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn. 

Với hệ thống này, chiếc F-35B có khả năng cất cánh chỉ trên đường băng khoảng 30 mét thậm chí ngắn hơn và hạ cánh gần như thẳng đứng tùy theo điều kiện bên ngoài có gió hay không.

Tiêm kích F-35B có cấu tạo phức tạp

Cấu tạo cực kỳ phức tạp của động cơ F-35B với phần phía vòi phun (Nozzle) phía sau cho phép nó bay như một máy bay phản lực thông thường nhưng cũng kèm theo một bộ phận quạt nâng (LiftFan) phía trên động cơ.

Động cơ đẩy của máy bay F-35B sẽ điều khiển quạt nâng thông qua một trục điều khiển (Driveshaft). Với cấu tạo như thế này, việc bảo dưỡng F-35B sẽ là điều cực kỳ khó khăn vì nó có quá nhiều bộ phận thiết yếu, việc tháo - lắp động cơ cũng khó khăn không kém do kết cấu hai động cơ được nối với nhau. 

Đánh đổi lại khả năng cất-hạ cánh tuyệt vời này chính là sự thiếu cơ động trên không, khó bảo dưỡng, bảo trì và cực kỳ dễ hỏng hóc của chiếc chiến đấu cơ F-35B.

Vũ khí’ sát thủ thầm lặng’ thách thức mọi hệ thống phòng không(VietQ.vn) - Tên lửa hành trình Taurus KEPD 350 có thể tấn công nhiều mục tiêu quan trọng khác nhau và ở mọi thời tiết dù khắc nghiệt.

Theo các báo cáo của Lầu Năm Góc, hệ thống cánh quạt nâng giúp chiếc F-35B hạ cánh thẳng đứng thường gặp phải vấn đề quá nhiệt khi phi công tỏ ra thiếu kinh nghiệm, kéo dài quá trình hạ cánh của phi cơ lâu hơn bình thường. 

Bộ phận khung máy bay F-35B có thiết kế rất khác cho với khung máy bay F-35A, hệ thống khung của F-35B sẽ chỉ chịu được tốc độ tối đa tương đương với Mach 1,2 và lực tác động tối đa chỉ khoảng 7G, điều này đồng nghĩa với việc chiếc F-35B sẽ bay với tốc độ quá chậm so với các máy bay của đối thủ và mặc dù chậm, nó cũng vẫn có một vòng cua rất lớn do chỉ chịu được 7G lực xoắn. 

Nói tới dòng máy bay F-35B, mặc dù cũng có điểm yếu tuy nhiên theo giới chức quân sự Mỹ nước này sẽ thiết kế dòng máy bay này với nhiều tính năng tân tiến, trong đó có khả năng tàng hình hơn rất nhiều so với các thế hệ trước đó.

Bởi ngoài quân đội Mỹ, hiện đang được các nước Anh, Hà Lan, Italia, Israel, Canada, Na Uy, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc quan tâm đặt mua. Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến chi ra 392 tỷ USD để mua 2.442 máy bay F-35 (mức giá dự kiến mỗi máy bay là 160 triệu USD). 

Đặc biệt, mới đây, trang tin quân sự Defense News đăng tải, chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35B (phiên bản cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng - SVTOL) đầu tiên lắp ráp tại Italia theo bản quyền chuyển giao từ hãng chế tạo Mỹ Lockheed Martin đã xuất xưởng.

Đây là chiếc F-35 thứ 2 sau chiếc F-35A (phiên bản dành cho không quân) được doanh nghiệp Final Assembly and Check Out (FACO) lắp ráp tại Cameri, Italia vào tháng 12-2015.

FACO được biết tới là cơ sở sửa chữa và bảo dưỡng chính dành cho máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 tại châu Âu. Đây cũng là một trong những cơ sở được cấp bản quyền lắp ráp máy bay F-35 bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Trong tương lai, FACO sẽ chịu trách nhiệm lắp ráp tổng cộng 90 máy bay F-35, bao gồm 60 chiếc F-35A và 30 chiếc F-35B, dành cho quân đội Italia. Ngoài ra, các đơn vị F-35 dành cho quân đội Hà Lan cũng được lắp ráp tại đây.

Rome hy vọng, FACO sẽ là một trong những đầu mối chính cung cấp máy bay F-35 cho các quốc gia đồng minh NATO và các quốc gia có nhu cầu. Hiện tại, hợp đồng đầu tiên cung cấp 8 chiếc F-35A/B đầu tiên cho quân đội Italia trị giá tới gần 1 tỷ USD tại FACO đã có hiệu lực.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang