Vụ từ chối mổ cho người viết báo: Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ nói gì?

author 06:35 26/03/2015

(VietQ.vn) - Theo ông Nguyễn Thế Kỷ, nếu cô phóng viên đến bệnh viện với mục đích chữa bệnh thật sự thì không cần giới thiệu mình là ai.

Vụ từ chối mổ cho người viết báo: Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ nói gì?

GS. Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ

Liên quan đến vụ việc giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương – ông Vũ Bá Quyết từ chối mổ cho một nữ bệnh nhân là cộng tác viên một tờ báo trên địa bàn Hà Nội, sáng 25/3 phóng viên đã có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương về vấn đề này.

Chia sẻ với phóng viên GS. Nguyễn Thế Kỷ cho biết, trước hết chúng ta cần phải xét xem mục đích của cô phóng viên này đến bệnh viện làm gì? Theo GS Kỷ, nếu cô phóng viên đến bệnh viện với mục đích được chữa trị hoặc muốn được bác sĩ chăm sóc sức khỏe thì không cần giới thiệu mình là ai. Bởi khi đến viện, người bệnh chỉ có nhu cầu chữa khỏi bệnh. 

“Ngay cả với những người nghèo khó nhất, có địa vị xã hội thấp nhất cũng không cần phải nói điều đó, còn đối với người có thân phận và địa vị xã hội càng cao thì càng không nên nói ra để cho người khác biết”, GS kỷ nhấn mạnh.

Khi nói về việc phóng viên tác nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, đối với người phóng viên khi tác nghiệp thì sẽ có kỹ năng, trình độ và có cả cảm xúc của người viết. 

“Khi đó, người viết báo nên che dấu cảm xúc đó đi, và phải nhìn nhận vấn đề một cách khác quan, chính xác và công bằng để làm sao đưa đến người đọc một thông tin cần thiết và chính xác.Khi làm một việc gì đó, chúng ta không nên cho mình là có quyền nọ, quyền kia. Hiện nay, có một số phóng viên trẻ do kiến thức và trải nghiệm chưa được nhiều, nên khi xử lý công việc còn cảm tính, mà điều cảm tính này đối với báo chí là không nên”, GS Kỷ nói. 

Theo GS Kỷ, người làm báo phải có trái tim, khi viết phải kết hợp giữa bộ óc và trái tim một cách hài hòa, thì phóng viên đó sẽ xử lý được công việc tốt nhất. Riêng về vấn đề xác minh và xử lý tin bài và chịu trách nhiệm trước những tin bài, GS Nguyễn Thế Kỷ cho biết, nếu xét về pháp luật thì chịu trách nhiệm cao nhất phải là Tổng biên tập tòa soạn. Tuy nhiên, trong hoạt động nghề nghiệp thì vai trò và trách nhiệm của người phóng viên là rất lớn.

Còn đối với việc thẩm định và xác minh tin bài, ông Kỷ cho biết, tất cả các nước trên thế giới người xử lý tin bài (biên tập, trưởng ban, thư ký – PV) sẽ có những cuộc trao đổi, đó có thể là trực diện hoặc gián tiếp, để xem tin này đã được thực hiện chính xác chưa, nguồn tư liệu đã chắc chắn chưa. 

“Việc rà soát tin có chính xác hay không là rất quan trọng. Đối với những sự việc phê phán chẳng hạn, ví dụ sự phê phán đó làm cho xã hội tốt đẹp hơn thì sẽ khác so với cũng là sự phê phán, nhưng bới móc, sói mói, thậm chí nhằm vào đánh hạ bệ ai đó, điều này hiện nay diễn ra không phải là ít”, GS Nguyễn Thế Kỷ nói.

Lê Phương


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang