Vũ khí nào của Mỹ có thể biến tên lửa đối phương thành 'đồ chơi'?

author 17:23 28/12/2017

(VietQ.vn) - Xe tăng M1 Abrams vừa được Mỹ trang bị hệ thống APS Trophy ASPRO-A giúp nó có khả năng đối phó hiệu quả với mối nguy hiểm đến từ tên lửa, rocket chống tăng của đối phương.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Mới đây, hình ảnh một chiếc xe tăng M1 Abrams của Mỹ đang triển khai tại chiến trường Trung Đông với hệ thống Trophy tích hợp trên tháp pháo đã xuất hiện.

Theo lời giới thiệu của nhà sản xuất Rafale, hệ thống APS Trophy ASPRO-A là phương tiện hữu hiệu giúp xe tăng, thiết giáp đối phó hiệu quả với mối nguy hiểm đến từ tên lửa, rocket chống tăng.

Bộ phận quan trọng của Trophy là radar EL/M-2133 làm việc trên băng tần F/G, có nhiệm vụ phát hiện, kiểm soát, phân loại các mối nguy cơ. Radar có 4 ăng ten quay về mọi hướng, cung cấp trường quan sát 360 độ, nó còn được hỗ trợ bởi các cảm biến cực nhạy. Khi tên lửa hay đạn rocket chống tăng được bắn vào xe, máy tính sẽ dựa vào tín hiệu thu được thông qua radar cũng như các cảm biến để thiết lập, quỹ đạo bay, góc độ mà đạn sẽ tiếp cận xe tăng.

 Xe tăng M1 Abrams của Mỹ được trang bị hệ thống tối tân. Ảnh: Lao động

 Xe tăng M1 Abrams của Mỹ được trang bị hệ thống tối tân. Ảnh: Lao động

Sau đó máy tính sẽ tính toán thời gian để phóng đạn đánh chặn chứa các viên kim loại nhỏ về phía tên lửa chống tăng nhằm vô hiệu hóa nó ở khoảng cách an toàn. Trường hợp đạn chống tăng không bị phá hủy hoàn toàn, năng lượng từ vụ nổ cũng giảm đáng kể, khiến nó không còn đủ năng lượng để xuyên thủng vỏ giáp.

Trong hầu hết các cuộc thử nghiệm, hệ thống Trophy đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thậm chí vụ thử còn diễn ra trong một phạm vi hẹp vừa đủ để tiêu diệt tên lửa mà không gây tổn hại đến bộ binh đi kèm. Đặc biệt hơn, tổ hợp này có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa từ tên lửa hay rocket chống tăng cùng lúc đến từ nhiều hướng.

Ngoài chức năng bảo vệ, hệ thống Trophy còn có tác dụng phát hiện nơi trú ẩn của đối phương ngay sau khi tên lửa được phóng ra. Từ đó xe tăng có thể nhanh chóng phản đòn, loại bỏ mối nguy hiểm cho chính mình cũng như đồng đội.

Rõ ràng khi được lắp đặt hệ thống Trophy, các loại đạn chống tăng kiểu cũ như RPG-7, RPG-29 hay Kornet đều không có cơ hội vượt qua chiếc lá chắn hiệu quả này. Ngoài ra, nhờ lớp giáp hộp composite lắp thêm bên hông, giờ đây Abrams giảm bớt lo ngại đòn đánh từ các loại đạn đặc trị APS như RPG-30 nữa. (Ảnh tropng bài: Tăng Abrams với hệ thống Trophy và tên lửa chống tăng Nga).

Trophy được đưa vào biên chế hồi tháng 8/2009, triển khai lần đầu trên một tiểu đoàn xe tăng Israel sau đó một năm với chi phí khoảng 350.000-500.000 USD/tổ hợp. Ngày 1/3/2011, hệ thống Trophy lần đầu đánh chặn thành công một tên lửa chống tăng trong thực chiến. Ba tuần sau, hệ thống này phát hiện một đợt tấn công khác, nhưng nhận định rằng xe tăng không gặp nguy hiểm nên chỉ đưa ra cảnh báo cho tổ lái.

Hệ thống này đã có ít nhất 10 lần đánh chặn thành công vũ khí chống tăng của đối phương, bao gồm nhiều loại tên lửa hiện đại như Kornet, Metis và súng chống tăng RPG-29.

Kinh ngạc vũ khí 'cá sấu' của Nga có khả năng bay lùi cực xa và xoáy 'độc nhất vô nhị' thế giới(VietQ.vn) - Máy bay Ka-52K là phiên bản nâng cấp của trực thăng tấn công Ka-52 Alligator dùng cho Hải quân và được cho là có khả năng phóng tên lửa chống hạm.

Nói tới uy lực của xe tăng M1 Abrams, các chuyên gia quân sự nhận định, vũ khí này là lực lượng chiến đấu “xương sống” của quân đội Hoa Kỳ trong hơn 30 năm qua. Có thể có những điều bạn chưa biết về lực lượng chủ lực thông dụng nhất này.

Được sản xuất bởi hãng General Dynamics, M1A1 và M1A2 thuộc những loại xe tăng chiến đấu được trang bị vũ khí mạnh nhất trên thế giới. Pháo chính của M1 Abrams là pháo nòng trơn M256 cỡ nòng 120mm. Cơ số đạn pháo có đạn xuyên giáp M829 và đạn chống tăng bằng chất nổ có sức công phá cao M830. Trưởng xe và pháo thủ được bố trí vị trí phía bên phải của pháo tăng, pháo thủ 2 (nạp đạn) ở phía bên trái. M1 Abrams còn có 3 súng máy: Browning M250 (12,7mm) cho trưởng xe, súng máy M240 (7,62mm) đồng trục với pháo chính, và súng máy M240 (7,62mm) cho pháo thủ 2.

Giáp của xe tăng M1 Abrams là loại giáp Burlington theo tên gọi của Mỹ hay Chobham theo tên gọi của Anh. Giáp Chobham có khả năng chống đạn cao hơn nhiều lần so với thép thường bởi các lớp chất liệu xen kẽ với độ vững chắc, đàn hồi, khả năng chống nhiệt khác nhau . Đến những năm 1980, giáp xe tăng M1 Abrams được tăng cường thêm Uranium nghèo (DU) ở giữa hai lớp giáp của tháp pháo giúp tăng thêm khả năng chống đạn xuyên giáp bằng động năng.

Mặc dù được đưa vào sử dụng từ năm 1980, phải đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, xe tăng M1 Abrams mới có cơ hội để chứng minh khả năng chiến đấu trên chiến trường của mình. Ngày 26/2/1991, trên trận địa tăng lớn nhất của Mỹ kể từ thời chiến tranh thế giới thứ hai, 12 chiếc M1A1của Mỹ đã tiêu diệt 27 xe tăng, 18 thiếp giáp chở bộ binh và 30 xe tải khác của I-rắc trong chưa đầy 30 phút.

Với trọng lực gần 70 tấn, M1A1 và M1A2 thuộc loại xe tăng nặng nhất thế giới. Tuy nhiên, nhờ có động cơ AGT-1500 đa nhiên liệu kiểu turbine khí, xe tăng M1 Abrams có thể tăng tốc từ 0 lên 32km/h chỉ trong vòng 7 giây và đạt vận tốc lớn nhất gần 70 km/h.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang