Nhiều người dùng không biết sữa yến mạch họ uống đến từ đâu?

author 16:05 17/10/2022

(VietQ.vn) - Glebe Farm cho biết “người tiêu dùng xứng đáng được minh bạch hơn” khi nghiên cứu cho thấy cứ ba người Anh thì có một người không biết sữa yến mạch của họ đến từ đâu.

Glebe Farm đã thực hiện một chiến dịch để tư vấn người Anh về nguồn gốc các loại sữa yến mạch họ đang sử dụng, cũng như khuyến khích người tiêu dùng mua loại sữa này từ các công ty Anh nếu có thể.

Theo một báo cáo từ IRi, hơn 80% thị trường thức uống yến mạch ở Anh là hàng nhập khẩu. Với thực trạng này, Glebe Farm đang thách thức các siêu thị ở Anh cung cấp thêm sữa yến mạch trồng tại nhà được chế biến và sản xuất tại Anh.

“Người tiêu dùng đang bị lừa bởi các thương hiệu sữa yến mạch lớn. Họ nói những câu như: "Yến mạch của chúng tôi có nguồn gốc từ Bắc Âu", Phillip Rayner - Đồng chủ sở hữu của Trang trại Glebe cho hay.

Để truyền tải thông điệp của mình, Glebe Farm đã dựng một bảng thông báo xuất xứ của các hãng sữa yến mạch bên ngoài sân bay Luton. Trong đó nêu rõ các quốc gia sản xuất các loại sữa yến mạch mà Anh đang nhập khẩu. Theo Glebe Farm, ba thương hiệu sữa yến mạch hàng đầu của nước Anh đang sản xuất sữa yến mạch bằng si-rô yến mạch nhập khẩu hoặc được sản xuất ở nước ngoài và chuyển về Anh tiêu thụ. Điều này trái với công bố "tự cung tự cấp 77%" của ngành công nghiệp sữa Vương quốc Anh.

Bảng thông báo xuất xứ của Glebe Farm's Luton hiển thị các đối thủ cạnh tranh chính của sữa yến mạch và quốc gia sản xuất chúng 

Chiến dịch của Glebe Farm được thúc đẩy bởi nghiên cứu từ 2.000 người mua sắm tiết lộ rằng: trong năm ngoái, khi doanh số bán sữa yến mạch tăng 34%, hơn 1/3 người Anh không biết những đồ uống này đến từ đâu.

Sự phổ biến của các loại sữa yến mạch thay thế ngày càng gia tăng trên toàn cầu, với dự kiến (kỳ vọng) ngành công nghiệp này sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 11,5% vào năm 2026. Nguyên do của điều này là có mối liên hệ giữa sữa làm từ thực vật và tính bền vững, cũng như những mối quan tâm xoay quanh quyền động vật và nội tiết tố.

Một khảo sát do Glebe Farm thực hiện đã một lần nữa khẳng định lại điều này, có tới 64% người được hỏi lo ngại về tác động của thực phẩm và đồ uống mà họ tiêu thụ lên môi trường.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy 71% ủng hộ mạnh mẽ việc dán nhãn xuất xứ cho sản phẩm và 66% tán thành việc dán nhãn thể hiện mức độ ảnh hưởng của sản phẩm đến môi trường.

Liên quan đến tác động của thực phẩm lên môi trường, với 53% số người được hỏi cho biết vấn đề thực phẩm ăn dặm được coi là mối quan tâm số một. Theo sau là khả năng tái chế của bao bì (52%) và lượng khí thải carbon (50%).

Kết quả nghiên cứu của Glebe Farm cũng cho thấy có tới 74% người tiêu dùng tin rằng chúng ta nên giảm lượng thực phẩm và đồ uống nhập khẩu mà chúng ta tiêu thụ, với 63% ý kiến ​​cho rằng hàng hóa nhập khẩu đang làm giảm giá trị các nhà cung cấp thực phẩm của Anh.

Liên quan đến chiến dịch tư vấn người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ của Glebe Farm, 71% số người được hỏi đồng ý rằng các siêu thị có trách nhiệm dự trữ nhiều sản phẩm của Anh hơn và 68% tin rằng chính phủ nên đưa ra nhiều quy định hơn để tăng khả năng cung cấp các sản phẩm của Anh trong các cửa hàng.

Rayner nói: “Cho đến nay, phong trào sữa thực vật đã tránh được câu hỏi về xuất xứ, đã đến lúc thay đổi điều đó và cung cấp cho người tiêu dùng thông tin họ cần để đưa ra quyết định mua hàng tốt”.

“Các nhà bán lẻ, nhà hàng và thương hiệu đều cần phải làm nhiều hơn nữa, cho dù là nhãn mác, chính sách thành phần hay không tích trữ các sản phẩm nhập khẩu với lượng thực phẩm cao. Thực phẩm đến từ đâu mới là vấn đề quan trọng”.

Minh Hằng (theo New Food)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang