Bình Dương: Phổ biến quy định về quản lý đo lường và chất lượng trong kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ

author 06:52 29/05/2023

(VietQ.vn) - Mới đây Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bình Dương đã tổ chức phổ biến quy định về quản lý đo lường và quản lý chất lượng trong kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ cho cán bộ và doanh nghiệp.

Thực hiện theo Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bình Dương đã tổ chức phổ biến quy định về quản lý đo lường và quản lý chất lượng trong kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ cho Đội Quản lý thị trường số 3, lãnh đạo và cán bộ phụ trách của UBND các xã, phường và các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn thị xã Bến Cát và thành phố Thủ Dầu Một.

Theo đó nội dung chủ yếu liên quan về quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh vàng và vàng trang sức mỹ nghệ bao gồm: Yêu cầu kỹ thuật đo lường; yêu cầu về giới hạn sai số của phép đo vàng và hàm lượng vàng trong giao dịch mua bán; yêu cầu về công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn hàng hóa đối với vàng trang sức, mỹ nghệ;… cũng như là một số chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm trong kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Có thể thấy, việc phổ biến quy định trên đã giúp cho những cán bộ liên quan tới quản lý đo lường, quản lý chất lượng, doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ hiểu rõ và nắm bắt được các quy định quản lý nhà nước về đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường. Đồng thời, thực hiện đầy đủ và đúng các quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN.

Quy định về quản lý đo lường và chất lượng trong kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đầy đủ và đúng các quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN. Ảnh minh họa

Theo Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường trong kinh doanh vàng, đối với hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; kinh doanh mua, bán vàng miếng thì các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; kinh doanh mua, bán vàng miếng phải thực hiện các quy định về đo lường sau đây: 

Cân được sử dụng để xác định khối lượng vàng hoặc hàm lượng vàng trong mua, bán giữa các tổ chức, cá nhân phải bảo đảm có phạm vi đo và độ chính xác phù hợp với khối lượng vàng cần đo. Mức cân phải phù hợp với giá trị độ chia kiểm (e) quy định trong Bảng 1.

Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được công nhận hoặc chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) phải còn thời hạn giá trị.

Quả cân hoặc bộ quả cân được sử dụng kèm với cân để xác định khối lượng vàng trong mua, bán hoặc để định kỳ kiểm tra cân quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm yêu cầu: Có khối lượng danh định và độ chính xác phù hợp với cân được sử dụng kèm hoặc cần kiểm tra; Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được chỉ định hoặc tổ chức được công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định phải còn thời hạn giá trị.

Khối lượng vàng trong mua, bán với các tổ chức, cá nhân hoặc trong thanh tra, kiểm tra không được nhỏ hơn khối lượng công bố. Giới hạn sai số của kết quả phép đo khối lượng vàng phải bảo đảm yêu cầu quy định tại Bảng 2.

Theo đó giới hạn sai số của phép đo khối lượng vàng (m) không quy định cụ thể tại Bảng 2 được xác định như sau: Đối với m < 30 g, giới hạn sai số (S) được tính theo công thức sau đây và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng 𝑆= (12,530 ∗ 𝑚). 

Đối với m > 6 kg, giới hạn sai số (S) được tính bằng cách nhân kết quả phép đo với 0,0175 % và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng.

Cân phải được người sử dụng tự kiểm tra định kỳ ít nhất một (01) tuần một (01) lần. Hồ sơ thực hiện việc tự kiểm tra định kỳ được lưu giữ tại địa điểm thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền.

Yêu cầu chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ, chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ được phân hạng theo độ tinh khiết của vàng tương ứng với hàm lượng vàng được quy định trong Bảng 3:

Khi thực hiện phân hạng theo Kara, vàng trang sức, mỹ nghệ được phân hạng theo hạng thấp hơn liền kề với giá trị Kara thực tế xác định theo phân hạng danh định tại Bảng 3 (ví dụ vàng trang sức 21,5K thì xếp vào loại vàng 21K). Trường hợp phân hạng theo độ tinh khiết hoặc hàm lượng vàng thì công bố đúng giá trị thực tế (ví dụ vàng trang sức có hàm lượng vàng được xác định là 78,0% thì công bố là 78,0% hoặc 780).

Vật liệu hàn bằng hợp kim vàng nếu có sử dụng, phải có độ tinh khiết tối thiểu tương đương với hạng được công bố của sản phẩm vàng trang sức. Khi sử dụng vật liệu hàn không phải là hợp kim vàng hoặc thay thế bằng keo dán, phải được công bố rõ bao gồm cả lượng vật liệu sử dụng để gắn kết nếu làm ảnh hưởng đến khối lượng của sản phẩm lớn hơn sai số lớn nhất cho phép theo quy định tại Bảng 2 Điều 4 Thông tư này.

Vàng trang sức, mỹ nghệ có nhiều hơn một bộ phận chính (ngoại trừ vật liệu hàn và các bộ phận phụ như: chốt, ốc vít… nếu có) là hợp kim vàng với giá trị phân hạng khác nhau theo quy định tại Bảng 3 Điều này sẽ được phân hạng theo thành phần có phân hạng thấp nhất.

Vàng trang sức, mỹ nghệ được phép sử dụng kim loại nền bằng hợp kim khác với hợp kim vàng để tăng cường độ bền cơ lý mà hợp kim vàng không đáp ứng được.

Kim loại nền phải được xử lý bề mặt sao cho không gây nhầm lẫn về ngoại quan với thành phần là hợp kim vàng. Việc sử dụng kim loại nền khác với hợp kim vàng phải được nêu rõ trong công bố về thành phần của sản phẩm.

Sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ nếu có sử dụng vật liệu phủ bằng kim loại (khác với vàng) hay phi kim loại với mục đích trang trí, lớp phủ phải đủ mỏng để không ảnh hưởng đến khối lượng của vật phẩm. Nếu khối lượng lớp phủ lớn hơn sai số lớn nhất cho phép về khối lượng theo quy định tại Bảng 2 Điều 4 Thông tư này thì phải được nêu cụ thể trong công bố về thành phần và chất lượng của sản phẩm.

Sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ nếu có sử dụng vật liệu nhồi hoặc làm đầy chỗ trống phải được công bố cụ thể và công bố rõ sản phẩm không được làm toàn bộ từ hợp kim vàng.

Tất cả các thành phần của vàng trang sức, mỹ nghệ (bao gồm cả kim loại nền, vật liệu phủ, vật liệu hàn, vật liệu gắn kết…) không được chứa các thành phần độc hại hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng vượt quá ngưỡng cho phép theo các quy định hiện hành có liên quan.

Hàm lượng vàng trong sản phẩm (hoặc trong thành phần có chứa vàng) của vàng trang sức, mỹ nghệ không được thấp hơn giá trị hàm lượng đã công bố. Giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

Vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ được phép lưu thông trên thị trường khi đã công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

An Dương 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang