Bóc trần thủ đoạn gian lận xuất xứ, 150 doanh nghiệp vào 'tầm ngắm'
Mối nguy hại từ tã bỉm không đạt chất lượng
Nông sản xuất khẩu sang Nhật, cần chú ý chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe
Vì 60 triệu người nông dân phải kiên quyết bài trừ phân bón giả, kém chất lượng
Thời gian qua - Cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), Cục Điều tra chống buôn lậu và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã thu thập thông tin, xác định dấu hiệu rủi ro đối với 150 doanh nghiệp. Từ đầu năm 2021 đến nay, đã hoàn thành KTSTQ đối với 31 doanh nghiệp, truy thu thuế và xử phạt vi phạm gần 7 tỷ đồng.
Tơ tằm Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Ấn Độ. Đồ họa: Báo Hải Quan
Theo Cục KTSTQ, từ kết quả kiểm tra cho thấy nổi lên nhiều hình thức, thủ đoạn gian lận. Vụ việc điển hình như: doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển tải bất hợp pháp, nhập hàng hóa từ nước khác vào Việt Nam, dán mác xuất xứ Việt Nam và xuất khẩu. Cục KTSTQ đã kiểm tra và xử lý doanh nghiệp nhập khẩu hàng tơ sợi, vải lụa từ nước ngoài, gắn mác Việt Nam và xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ.
Chiêu thức phổ biến thứ 2 là doanh nghiệp không có hoặc có dây chuyền máy móc nhưng sản phẩm xuất khẩu không đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ Việt Nam theo quy định của pháp luật. Vụ việc điển hình là Cục KTSTQ kiểm tra, phát hiện vi phạm của Công ty TNHH xe đạp Excel- doanh nghiệp 100% vốn đầu tư từ Trung Quốc. Công ty này nhập khẩu 100% linh kiện xe đạp, xe đạp điện, xe lướt điện từ Trung Quốc về Việt Nam để lắp ráp đơn giản ở giai đoạn cuối cùng thành sản phẩm xe đạp, xe đạp điện, xe lướt điện hoàn chỉnh, không đảm bảo xuất xứ Việt Nam.
Qua kiểm tra, Cục KTSTQ đã xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về xuất xứ 100 triệu đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật với tổng trị giá 9 tỷ đồng, thu hồi 1 C/O Form B.
Theo Tổng cục Hải quan, mặc dù đạt những kết quả tích cực nhưng cơ quan Hải quan cũng gặp không ít thách thức trong việc phát hiện và xử lý. Thách thức lớn nhất hiện nay là doanh nghiệp có nhiều phương thức, hành vi gian lận, trong khi quy định pháp luật không đồng bộ, đặc biệt là việc mô tả hành vi không thống nhất, không cụ thể, dẫn tới việc cơ quan Hải quan khó xử lý vì thiếu cơ sở pháp lý.
Đại diện Cục KTSTQ dẫn chứng, hiện nay, các khái niệm về xuất xứ được ghi trên hàng hóa là chưa thống nhất như: made in Viet Nam, made by Viet Nam, of Vietnam origin, product of Vietnam... Vì vậy, cần thống nhất quy định cách hiểu về hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.
Về vấn đề nay, cơ quan Hải quan cũng đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quan tâm để đưa vào Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hoá. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần mô tả rõ hơn về hành vi “giả mạo xuất xứ” tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan để có các quy định, chế tài xử lý tương ứng, phù hợp.
Về kế hoạch đấu tranh chống gian lận xuất xứ trong thời gian tới, đại diện Cục KTSTQ cho biết thêm: Với mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, bảo vệ các nhà sản xuất Việt Nam trước nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; bảo vệ thị phần chính đáng của các doanh nghiệp trên thị trường thế giới; đồng thời duy trì tăng trưởng kim ngạch bền vững, ngày 24/2/2021 Tổng cục Hải quan đã ban hành kế hoạch 906/TCHQ-GSQL về việc chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp năm 2021. Theo đó, Tổng cục Hải quan giao cho một số đơn vị trong Tổng cục và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm và xử lý theo quy định đối với một số nhóm đối tượng trọng điểm và 15 nhóm mặt hàng xuất khẩu trọng điểm.
Thu Hà