Bùng nổ ‘xe ôm công nghệ’, nhiều người phụ thuộc vào GrabBike: Tốt hay không tốt?

authorDương Phương Ngọc 16:57 14/08/2017

(VietQ.vn) - Khi dịch vụ “xe ôm thời công nghệ” bùng nổ, ngày càng có nhiều bạn trẻ tham gia vào đội ngũ GrabBike và khá phụ thuộc vào nó, tới mức, khi hãng tăng chiết khấu thêm 5%, không ít người đã kêu gọi “đình công” để phản đối.

Trong hai ngày 12-13/8, Grab đã tổ chức gặp gỡ các đối tác GrabBike tại TP. Hà Nội. Điểm đáng chú ý nhất của buổi gặp gỡ là việc Grab thông báo nâng mức chiết khấu của tài xế GrabBike cho hãng từ 15% hiện tại lên 20% từ ngày 5/9.

Việc nâng mức chiết khấu này khiến cánh tài xế bày tỏ sự lo lắng. Bởi tăng mức chiết khấu đồng nghĩa với việc thu nhập của tài xế giảm đi. Ngoài tiền phần trăm gửi lại hãng, các tài xế còn phải chi trả thêm tiền thuế, rất nhiều chi phí khác khi chạy xe như xăng, bảo dưỡng xe… điều này sẽ khiến đời sống của tài xế ngày càng khó khăn vì thu nhập thấp hơn. Không ít tài xế đã quá phụ thuộc vào công việc này, coi đây là “cái cần câu cơm” chính, chứ không đơn thuần là công việc làm thêm ngoài giờ nữa.

Thậm chí, trong sáng 14/8, nhiều tài xế còn kêu gọi tắt ứng dụng, book ảo để “đình công” phản đối chính sách của hãng.

Thao túng cổ phiếu công ty Bầu Đức, người phụ nữ bị phạt 600 triệu đồng(VietQ.vn) - Mở tới 42 tài khoản để… thao túng cổ phiếu HNG - CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức, người phụ nữ có tên Trần Thị Minh Phượng bị phạt 600 triệu đồng.

Theo đó, tài xế GrabBike đồng loạt mở cả ứng dụng đặt xe dành cho khách hàng, đồng thời vẫn mở ứng dụng riêng để nhận cuốc xe. Các tài xế sẽ đặt các quãng đường ảo để “đồng nghiệp” của mình nhận. Sau đó hủy quãng vừa nhận kèm theo lời nhắn: “Anh em chung tay vì ngày off app”.

Việc tắt ứng dụng, phản đối trong vòng 1 tuần của các tài xế với mục đích gây ảnh hưởng nhất định đến việc kinh doanh của hãng, gây sự chú ý của xã hội, truyền thông, để lên tiếng phản đối chính sách chiết khấu mới.

Khi dịch vụ “xe ôm thời công nghệ” bùng nổ, việc ngày càng có nhiều bạn trẻ tham gia vào đội ngũ “xe ôm” Grab, khiến dư luận dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi trên cộng đồng mạng.

Theo số liệu của Grab cung cấp thì hiện tại có gần 1 triệu đối tác tài xế (hơn 930.000 người) hiện đang dựa vào nền tảng Grab để tạo thu nhập cho gia đình. Số lượng tài xế đã tăng trưởng 340% hàng năm kể từ năm 2013.

Tại Hà Nội hay các thành phố lớn, mỗi khi ra đường, người tham gia giao thông không hiếm lần bắt gặp một loạt lái xe mặc đồng phục màu xanh của Grab, mật độ ngày càng dày đặc hơn bao giờ hết.

Trên trang Facebook cá nhân của mình, có người đã gọi đây là “một màu xanh trì trệ” và phản đối việc sinh viên cũng như các bạn trẻ chạy Grab. Bởi ủng hộ Grab nghĩa ủng hộ sự lười biếng và trì trệ của giới trẻ. Thay vì động não để khởi nghiệp, để cạnh tranh, để vươn lên, quá đông bạn trẻ giờ đã chọn phương án chạy Grab, coi như một giải pháp an toàn cho hành trình vào đời.

Ủng hộ Grab nghĩa ủng hộ sự lười biếng và trì trệ của giới trẻ?! Ảnh: Grab

Theo người này, GrabBike chỉ nên dành cho những người trên 55 và dưới 23 chạy xe. “Nếu đã từng đi nước ngoài. Các bạn sẽ thấy chủ yếu lái taxi, phục vụ bàn, lau sàn, dọn vệ sinh... đều khá lớn tuổi. Điều này được giải thích là bởi chính phủ ưu tiên cho người già làm những công việc chân tay nhẹ nhàng. Còn tầng lớp lao động trẻ, họ phải buộc thử mình bởi những công việc đòi hỏi hàm lượng chất xám cao hơn.

Việc trẻ hóa đội ngũ xe ôm tại nước ta hiện nay, mà trong đó không ít là tri thức, đồng nghĩa với việc những người trung niên, cao tuổi sẽ vất vả hơn trong mưu sinh, nếu trước đó họ cũng làm xe ôm. Chưa kể những hệ lụy lâu dài về tương lai.

Khi người trẻ chỉ muốn chọn "vùng an toàn" để lo cơm áo gạo tiền cho bản thân mình, thì đừng trách đất nước mãi loanh quanh trong "bẫy thu nhập trung bình" – người này viết.

"Các bạn trẻ hãy cứ chạy xe Grab. Chẳng có việc gì là sang hay hèn cả"?! Ảnh: Grab.

Trái ngược với quan điểm này, một nhà báo khác lại ủng hộ hoàn toàn tinh thần “tự thân vận động”, năng nổ, xông xáo kiếm tiền của những người trẻ hay những người thất nghiệp khi chạy xe Grab.

Nhà báo kể: “Ngày trước, mình và bạn bè phải gia sư kiếm thêm. Không có tiền cả tháng ăn mắm ăn muối. Sĩ diện nên không dám đi xe ôm và giúp việc. Sau này nhà nước cho vay tiền thì thật tốt. Có grab thì quá tuyệt vì tranh thủ kiếm được tiền ăn học, đỡ phụ thuộc bố mẹ, rèn luyện kỹ năng sống, va chạm xã hội, tạo lập quan hệ...”.

Bên cạnh đó, sau nhiều lần thuê các bạn trẻ hay sinh viên chạy xe ôm Grab chuyển hàng, nhà báo này rút ra nhận xét: “Các bạn trẻ Grab đều làm việc văn minh, thông minh, nói 1 hiểu mười. Các em chạy tranh thủ chiều, tối cũng kiếm được dăm trăm ngàn. Em thì chưa xin được việc, em thì mẹ bệnh phải chạy grab để vừa nuôi mình vừa nuôi mẹ....

Mình thực sự rất yêu quý và khâm phục các em ấy. Các em sẽ chỉ làm việc này tranh thủ lúc rảnh, chứ chả em nào xác định gắn với nó cả đời, nên coi thường các em là thiển cận.

Mình là chủ doanh nghiệp, mình sẽ nhận những em dám chạy xe ôm, dám đi làm giúp việc. Các em ấy không chỉ có sức khoẻ, bản lĩnh, xốc vác mà còn có sự trải nghiệm”.

Nhà báo này cũng khích lệ: “Các em hãy cứ làm bất cứ việc gì ra tiền một cách trong sáng. Chẳng có việc gì là sang và hèn cả!”.

Ngoài 2 luồng quan điểm trên, trên một số trang mạng xã hội thời gian này cũng bắt đầu xuất hiện nhiều ý kiến bàn tán của giới tài xế GrabBike về chính sách chiết khấu mới. Một số ý kiến cho rằng Grab đã qua thời phát triển tài xế một cách ồ ạt, nhanh chóng. Số lượng tài xế giờ đã rất lớn. Bởi vậy, Grab bắt đầu “hái quả ngọt” bằng cách tăng mức chiết khấu.

Ý kiến khác cho rằng với số lượng hàng chục nghìn tài xế, mức chiết khấu 5% tăng thêm giúp Grab thu thêm được một khoản tiền rất lớn.

Một số người cho rằng tài xế ngày càng phụ thuộc nhiều vào hãng. Nếu không chấp nhận mức chiết khấu đồng nghĩa việc tài xế phải bỏ nghề, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang