Các địa phương chú trọng nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa chủ lực

authorHòa Lê 07:21 27/12/2018

(VietQ.vn) - Thời gian vừa qua nhiều tỉnh thành trên cả nước đã tích cực xây dựng và áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Thời gian qua, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã đẩy mạnh hoạt động nâng cao năng suất chất lượng của các sản phẩm chủ lực địa phương như các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hàng nông sản, đặc sản địa phương, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,... từ đó đã góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khẳng định tên tuổi trên thị trường.

Tại tỉnh Bình Dương, nghề gốm là nghề thủ công truyền thống lâu đời, thời gian qua các sản phẩm hầu hết đều sản xuất theo lối truyền thống. Để nâng cao năng suất chất lượng, tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng. Cụ thể, là Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương; chương trình cải tiến năng suất, chất lượng…

Các tỉnh đẩy mạnh hoạt động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm chủ lực địa phương

 Dệt may được coi là ngành sản xuất trọng điểm của tỉnh Nam Định

Trong quá trình thực hiện chương trình, Công ty Cường Phát áp dụng các công cụ năng suất, chất lượng 5S (sàng lọc-sắp xếp - sạch sẽ - săn sóc - sẵn sàng), kaizen (cải tiến liên tục)…, kết quả đã tiết kiệm chi phí cho công ty hơn 2,5 tỷ đồng. Qua việc áp dụng kaizen, công ty đã cải tiến lò nung, triển khai thu hồi đất từ bùn thải. Nhờ đó, hàng năm công ty tiết kiệm được hơn 600 triệu đồng chi phí nguyên liệu nung, tiết kiệm trung bình gần 26 triệu đồng/tháng cho chi phí nguyên liệu sản xuất.

Cũng như ở Công ty Cường Phát, hiện nay nhiều doanh nghiệp gốm sứ chủ lực ở Bình Dương đã có đủ đơn hàng sản xuất đến cuối năm. Trong đó các đơn hàng ở thị trường xuất khẩu tăng từ 10-15%, đơn hàng nội địa tăng từ 20-30% so với năm 2017.

Tại tỉnh Trà Vinh, dừa là một trong những cây trồng chủ lực. Để cải tiến công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất và kinh doanh ngành hàng dừa, tỉnh Trà Vinh đã dành hơn 12 tỷ đồng thực hiện các hoạt động hỗ trợ xây dựng đề án phát triển cây dừa, chọn giống dừa thích nghi hạn mặn, cho năng suất cao và có thị trường tiêu thụ ổn định; hỗ trợ chứng nhận vùng trồng dừa đạt tiêu chuẩn VietGAP…

Cụ thể, các ngành chuyên môn tỉnh Trà Vinh sẽ hỗ trợ nông dân thay thế giống dừa, cải tiến kỹ thuật canh tác dừa; cơ giới hoá khâu vận chuyển, sơ chế và đóng gói ngành chỉ xơ dừa; cải tiến công nghệ sản xuất than gáo dừa thân thiện môi trường…

Dệt may được coi là ngành sản xuất trọng điểm của tỉnh Nam Định

Tại tỉnh Trà Vinh, dừa là một trong những cây trồng chủ lực 

Tại Đắk Lắk, để phát triển cây cà phê – một trong những sản phẩm chủ lực, tỉnh đã đưa ra những giải pháp nào để phát triển cà phê bền vững. Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu của Đắk Lắk là tập trung tái cơ cấu lại ngành hàng cà phê vối phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mang lại giá trị gia tăng cao.

Theo đó, tỉnh Đắk Lắk đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết dọc, liên kết ngang trong ngành hàng; ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ cao vào các khâu sản xuất, chế biến và tổ chức quản lý sản xuất, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, doanh nghiệp. Đồng thời, quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Dệt may được coi là ngành sản xuất trọng điểm của tỉnh Nam Định, vì vậy, tỉnh đã đã nỗ lực phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp ngành dệt may, triển khai, áp dụng thành công các mô hình, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới, cải tiến quá trình kinh doanh, giảm thiểu lãng phí trong sản xuất, từng bước nâng cao trình độ quản lý vươn lên phát triển toàn diện.

Nhiều doanh nghiệp như: Công ty CP May Nam Hà; Công ty CP May Thúy Đạt, Công ty CP Dệt may Sơn Nam,... được tư vấn xây dựng chiến lược cải tiến năng suất chất lượng.

Điển hình là Công ty CP May Nam Hà - doanh nghiệp rất tích cực trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và đạt được hiệu quả cao. Qua 6 tháng triển khai áp dụng Lean, năng suất lao động của Công ty đã tăng 110 USD/người/tháng, tương đương 128% so với trước đó. Nhận thức rõ hiệu quả của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, từ đó đến nay, Công ty liên tục triển khai các dự án nâng cao NSCL để tăng năng lực quản trị doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời thường xuyên đổi mới máy móc, trang thiết bị, công nghệ sản xuất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang