Cần lựa chọn cảm biến áp suất lốp ô tô như thế nào cho phù hợp
Cảnh báo: Thủng trực tràng do tự ý thụt tháo không đúng cách
Cảnh báo: Hơn 1.300 phản ánh lừa đảo trên Internet trong một tuần
Cảnh báo: Mắc khóa kéo gây tắc nghẽn đường thở của trẻ
Cảm biến áp suất lốp (TPMS) là phụ kiện công nghệ, cũng là thiết bị điện tử được thiết kế để giám sát áp suất bên trong lốp xe, có thể đo lường kỹ thuật cần thiết, với sự đột phá về thiết kế và công năng. Nếu áp suất trong lốp xe thay đổi đột ngột cao hay thấp hơn so với mức nhiệt độ thông thường, các cảm biến sẽ đưa ra cảnh báo thông qua tín hiệu âm thanh, hình ảnh để chủ xe có phương án khắc phục kịp thời. Việc nắm bắt thông tin áp suất lốp giúp cho chủ phương tiện có thể bảo vệ lốp xe luôn được an toàn, tiết kiệm nhiên liệu, chính xác hơn về cảm giác lái và cảm giác an toàn, tránh được sự hao mòn bất thường của các bộ phận...
Nhiều hãng xe sang trên thế giới hiện nay đều trang bị van cảm biến áp suất lốp cho dòng xe của mình như một hệ thống cảnh báo an toàn tiêu chuẩn. Đối với những mẫu xe bình dân, chủ phương tiện cũng có thể dễ dàng trang bị bộ cảm biến áp suất lốp gắn trong hoặc gắn ngoài với mức chi phí hợp lý và kỹ thuật đơn giản. Hiện nay, tùy theo cách thức trang bị, thị trường cảm biến áp suất lốp được chia thành 2 loại là gắn trong và gắn ngoài lốp xe, với phương thức hoạt động tương tự như nhau. Nhưng mỗi loại có ưu nhược điểm riêng.
Cảm biến áp suất lốp là một thiết bị giám sát áp suất và nhiệt độ bên trong lốp xe
Đối với cảm biến áp suất lốp gắn trong lốp xe, dễ dàng nhận thấy ưu điểm là không bị mất trộm, va đập... Nhưng cũng có nhược điểm là khó tháo lắp, sửa chữa thay thế. Khi gắn loại này phải tháo vỏ lốp, và cân bằng bánh xe sau khi lắp, chưa tính đến lỗi kỹ thuật xảy ra trong quá trình lắp ráp. Đồng thời, ở một số loại thiết bị cũng cần phải xử lý lại khi đảo bánh. Còn loại gắn ngoài, thường được gắn vào đầu van của bánh xe. Loại này có nhược điểm là có khả năng mất trộm cao, khi mở phải cần dụng cụ tháo chuyên dụng. Tuy nhiên lại có ưu điểm là trang bị dễ dàng, sửa chữa thay thế mới đơn giản.
Với ưu nhược điểm của hai loại cảm biến áp suất lốp như trên, dựa vào nhu cầu, sở thích, tình trạng xe mà chủ phương tiện có thể lựa chọn cho mình những cảm biến phù hợp nhất. Tuy nhiên, hiện nay một số dòng xe đã có trang bị sẵn cảm biến áp suất lốp; hoặc có những loại có thể kết nối với phần mềm của xe, nhưng cần phải kích hoạt hay điều chỉnh phần hiển thị. Vì vậy, chủ phương tiện có thể tìm hiểu kỹ trước khi trang bị để tránh lãng phí không cần thiết.
Khánh Mai (t/h)