Cẩn trọng trước quảng cáo sữa phát triển chiều cao

(VietQ.vn) - Bộ Y tế đề xuất quy định thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung mà không được ghi khuyến cáo sức khỏe, tác dụng, tránh tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, điều trị xương khớp...
Giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo QCVN 20-1:2024/BYT
Đại đô thị Expo đầu tiên của Việt Nam trước cú ‘đại nhảy vọt’ nhờ bệ phóng kép
Bến Tre quyết tâm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để vươn ra quốc tế
Hiện tại, nhiều phụ huynh đang lựa chọn các phương pháp như bổ sung canxi thông qua thực phẩm hoặc sữa hỗ trợ phát triển chiều cao thông thường cho trẻ em. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của các giải pháp này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà không phải ai cũng hiểu rõ.
Bổ sung canxi nhưng thiếu yếu tố kích thích khung xương phát triển: Canxi được xem như “nguyên liệu xây dựng xương,” nhưng nếu thiếu đi cơ chế kích thích nguyên bào xương hoạt động, canxi dù có nhiều đến đâu cũng khó được hấp thụ tối ưu. Đối với trẻ em có nền tảng di truyền không có gen cao, khung xương hạn chế sẽ khiến việc bổ sung canxi đơn thuần không mang lại hiệu quả.
Thiếu cân bằng giữa các yếu tố dinh dưỡng khác: Trẻ em đang tuổi lớn không nên chỉ tập trung vào chiều cao mà cần hỗ trợ toàn diện từ tiêu hóa, miễn dịch đến trí não. Nếu chỉ tập trung vào một yếu tố mà bỏ qua sự cân bằng, trẻ sẽ không phát triển toàn diện và khó duy trì sức khỏe lâu dài.
Trước đó, TS. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, việc quảng cáo sữa công thức đang bị "thần thánh" hóa khi nói có thể giúp trẻ cao lớn, thông minh.
Bảo vệ người tiêu dùng trước những quảng cáo thổi phồng sữa phát triển chiều cao. (Ảnh minh họa).
Cha mẹ mua sữa chỉ nghe theo lời quảng cáo mà ít quan tâm đến thành phần trong đó. Các thành phần trong sữa rất quan trọng về hàm lượng, chất bổ sung.
Theo hướng dẫn của WHO, ở giai đoạn 3-5 tuổi, trẻ có thể tăng chiều cao từ 0,5 đến 0,7 cm mỗi tháng. Do vậy, dù trẻ không uống sữa thì giai đoạn này vẫn có sự phát triển chiều cao rất tốt.
BS Hưng cho biết thêm, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Thứ nhất, các yếu tố không can thiệp gồm gen và giới tính, những yếu tố được thừa hưởng từ di truyền. Thứ hai, các yếu tố can thiệp được là dinh dưỡng, mức độ tập luyện, vận động, hormone, tình trạng dùng thuốc.
Trong các yếu tố quyết định chiều cao của trẻ thì 23% do di truyền, 25% do môi trường sống, bệnh tật, giấc ngủ, 32% do chế độ dinh dưỡng và 20% do vận động thể dục thể thao.
Mới đây, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi bổ sung khái niệm về thực phẩm bổ sung (quy định tại Thông tư số 43/2014 của Bộ Y tế) để kiểm soát tính năng, công dụng sản phẩm này.
Theo đó, thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác, được dùng thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày. Thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung; Không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩn bổ sung.
Hiện nay, Nghị định số 15/2018 chưa quy định và làm rõ các khái niệm trên, "dẫn đến doanh nghiệp khó phân loại sản phẩm hoặc phân loại không đúng bản chất sản phẩm công bố như tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, sữa điều trị xương khớp, sữa giúp ngủ ngon…", Bộ Y tế nêu.
Cơ quan soạn thảo cho biết định nghĩa khái niệm này được dựa trên cơ sở tham khảo định nghĩa của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu, nhóm thực phẩm bổ sung có định nghĩa giống với định nghĩa của thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam. Triển khai cơ chế thông thoáng tiền kiểm và tăng cường công tác hậu kiểm thực phẩm tại Nghị định số 15/2018, Bộ Y tế nhận định đến nay thị trường thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phát triển mạnh, cạnh tranh rất lớn.
Thanh Hiền (t/h)