Đắk Lắk: Phát hiện cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu

author 06:20 21/07/2022

(VietQ.vn) - Đội quản lý thị trường Đắk Lắk vừa phát hiện cơ sở kinh doanh buôn bán mỹ phẩm có dấu hiệu nhập lậu.

Thời gian gần đây, hình thức kinh doanh hàng “xách tay” ngày càng phổ biến rộng rãi. Song, nhiều trường hợp không đủ điều kiện, hình thức kinh doanh, vi phạm pháp luật và có nhiều đối tượng lợi dụng mô hình nêu trên để kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng “trốn thuế”…

Ngày 19/7, Tổ công tác Thương mại điện tử phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 5 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn Thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Lực lượng chức năng kiểm tra số hàng hóa "xách tay" 

Tại thời điểm kiểm tra phát hiện, cơ sở này hoạt động dưới hình thức là hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định. Ngoài ra, Đoàn kiểm tra còn phát hiện cơ sở này đang kinh doanh số lượng lớn mỹ phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản và Thái Lan.

Theo lời khai của chủ cơ sở kinh doanh thì toàn bộ số hàng hoá nêu trên được “xách tay” từ nước ngoài về thông qua người quen sau đó đăng bán trên mạng xã hội Facebook để kiếm lời nên không có hoá đơn, chứng từ xác minh nguồn gốc, xuất xứ và tính hợp pháp của hàng hoá.

Hiện, đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản, đề nghị người có thẩm quyền tạm giữ toàn bộ số lượng hàng hóa nêu trên để tiếp tục xử lý theo đúng quy định.

Như vậy, trong trường hợp hàng hóa xách tay thuộc vào một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ được xem là hàng hóa nhập lậu. Việc bán hàng hóa nhập lậu là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, việc mua bán hàng nhập lậu có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể: Người có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2020). Theo đó, mức phạt tiền tối đa lên đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm bị xử phạt. Cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện vận tải, … Ngoài ra, cá nhân vi phạm phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Bảo Linh (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang