Đắk Lắk tiếp tục xử phạt 2 sở sản xuất giá đỗ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Đề xuất 6 chính sách trong cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn
Xử phạt 40 triệu đồng đối với cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh
Xử phạt Công ty TM Grow 320 triệu đồng do vi phạm về môi trường
Cuối năm, Công ty Mỹ phẩm Lê Vân tiếp tục bị xử phạt 180 triệu đồng
Đà Nẵng xử phạt hơn 12 tỷ đồng vi phạm hàng hóa
Cụ thể, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh Trần Thị Dung 4 tại phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, ngành nghề kinh doanh là sản xuất giá đỗ. Hộ kinh doanh này đã vi phạm một số quy định về an toàn thực phẩm, bao gồm việc không đậy nắp dụng cụ thu gom chất thải rắn và không bố trí riêng biệt các khu vực lưu trữ nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, đóng gói theo đúng quy định của pháp luật. Cơ sở này bị phạt tổng cộng 10.000.000 đồng, trong đó 4.000.000 đồng cho hành vi không đậy nắp dụng cụ thu gom chất thải và 6.000.000 đồng cho việc không phân tách các khu vực theo quy định.
Cùng với đó, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk cũng xử phạt Công ty TNHH Thương mại Lê Sơn tại Chi nhánh phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột với tổng số tiền 20.000.000 đồng. Công ty này cũng vi phạm hành vi tương tự như hộ kinh doanh Trần Thị Dung 4, bị phạt 4.000.000 đồng vì không đậy nắp dụng cụ thu gom chất thải và 6.000.000 đồng vì không phân tách các khu vực lưu trữ nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, đóng gói theo quy định. Mức phạt đối với tổ chức là gấp đôi so với mức phạt đối với cá nhân.
Lực lượng chức năng làm việc với cơ sở kinh doanh giá đỗ vi phạm. Ảnh: ĐN/thanhtra.com.vn
Trước đó, ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã ký quyết định kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh giá đỗ trên địa bàn tỉnh. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, bảo quản, và vận chuyển thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở sản xuất giá đỗ. Các cơ sở vi phạm sẽ bị xử lý theo thẩm quyền.
Trong tháng 12/2024, Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại sáu cơ sở sản xuất giá đỗ tại TP Buôn Ma Thuột. Các cơ sở này bị phát hiện sử dụng hoạt chất 6-Benzylaminopurine, chất không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam. Đây là chất kích thích tăng trưởng tế bào, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người như gây dị tật bẩm sinh và có thể dẫn đến tử vong nếu sử dụng với lượng lớn. Các cơ sở này đã đưa ra thị trường gần 3.000 tấn giá đỗ ngậm hoá chất, trong đó có những sản phẩm được cung cấp cho các siêu thị.
Chuyên gia Nguyễn Văn Sỹ - Phó trưởng khoa Hóa Thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cảnh báo rằng chất 6-Benzylaminopurine có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người và có nguy cơ tiềm ẩn từ dư lượng hóa chất trong thực phẩm. Cảnh báo này khiến người tiêu dùng càng thêm lo ngại khi khó phân biệt được giá đỗ sạch và giá đỗ ngâm hóa chất.
Để bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng có thể nhận diện giá đỗ ngâm hóa chất qua những đặc điểm như hình dạng to, mập, dễ gãy, ít rễ và không có lá mầm, trong khi giá đỗ sạch thường gầy, có rễ dài và lá mầm xanh hoặc vàng. Giá đỗ sạch thường có mùi khé khi chưa sơ chế và vị ngọt hoặc hơi đắng khi chín, trong khi giá đỗ ngâm hóa chất có vị nhạt và nhiều nước khi xào.
Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng cũng có thể tự trồng giá đỗ tại nhà, vừa an toàn, vừa tiết kiệm, với quy trình đơn giản và dễ thực hiện.
Duy Trinh (t/h)