'Thủ phạm ẩn mình' trong bao bì thực phẩm khiến trẻ mắc bệnh thận tăng cao

author 12:35 16/11/2018

(VietQ.vn) - Một trong những tác nhân khiến bệnh thận tăng cao ở trẻ em là do nhiễm chất Polyfluoroalkyl (PFAS) - một chất tiềm ẩn nhiều trong bao bì thực phẩm.

TS.BS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Thận học - Lọc máu, Bệnh Viện (BV) Thống Nhất TP.HCM cho biết, chất Polyfluoroalkyl (PFAS) dùng nhiều trong đóng gói thực phẩm là một trong những tác nhân gây bệnh thận, đặc biệt là ở trẻ em.

Theo thống kê, trên toàn thế giới có 850 triệu người đang mắc bệnh thận. Con số này gấp đôi số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và gấp 20 lần số người bị bệnh ung thư. Tuy nhiên bệnh thận ít được cộng đồng chú ý đến nên phần lớn bệnh thận khi được phát hiện đều ở giai đoạn muộn, đã có suy thận nặng. Đáng chú ý, một trong những tác nhân khiến bệnh nhân thận tăng cao là do nhiễm Polyfluoroalkyl (PFAS).

PFAS gồm PFOA, PFOS, GenX. Đây là các hợp chất không phân hủy sinh học (non-biodegradable compounds) được dùng để nhuộm, bôi trơn trong các sản phẩm tiêu dùng như dệt may, giấy, và đóng gói thực phẩm.

 Bao bì đóng gói thực phẩm chứa chất gây nguy hiểm tới thận

 Bao bì đóng gói thực phẩm chứa chất gây nguy hiểm tới thận

BS Bách thông tin thêm: "PFAS đã được sản xuất và sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp trên toàn cầu từ những năm 1940. Hóa chất này rất bền trong môi trường và trong cơ thể con người, nghĩa là chúng không bị phá vỡ và tích luỹ theo thời gian".

Cụ thể, hóa chất này có trong thực phẩm được chế biến bằng các thiết bị sử dụng PFAS, hoặc thực phẩm được trồng trong vùng đất hoặc nước bị nhiễm PFAS; các sản phẩm gia dụng thương mại như vải không thấm nước, các sản phẩm không dính như Teflon, chất đánh bóng, sáp, sơn, sản phẩm làm sạch.

PFAS xuất hiện trong các sản phẩm tiêu dùng như đồ nấu nướng, hộp bánh và thuốc chống vết bẩn. Ngoài ra còn có ở các cơ sở sản xuất hoặc các ngành công nghiệp như mạ crôm, sản xuất điện tử hoặc phục hồi dầu có sử dụng PFAS.

Công bố chính thức mới nhất từ Tuần lễ Thận học Hoa Kỳ tháng 11 năm 2018 tại San Diego, CA cho biết PFAS còn gây ra các bệnh lý thận, nhất là ở trẻ em.

Đến nay có 74 nghiên cứu về tác hại của PFAS đối với thận gồm 21 nghiên cứu về dịch tễ học, 13 nghiên cứu về dược lý và 40 nghiên cứu về nhiễm độc. Nhiều chuyên gia nhận ra có mối liên hệ chặt chẽ giữa PFAS và các bệnh lý thận như suy giảm độ lọc cầu thận, tổn thương ống thận và ung thư thận. 

Cảnh báo: Dùng điện thoại trong nhà vệ sinh có thể tử vong(VietQ.vn) - Theo các nhà nghiên cứu Anh, nếu đi vệ sinh mang theo điện thoại sẽ có nguy cơ nhiễm vi trùng gây tiêu chảy, viêm đại tràng cao.

Liên quan tới tác hại của chất bao bì thực phẩm chứa chất Polyfluoroalkyl, trước đó, nhóm nghiên cứu người Anh cũng đã cảnh báo về những hóa chất trong bao bì thực phẩm có thể gây tác hại lâu dài tới sức khỏe người dùng. 

Các nhà khoa học cho rằng mối liên quan giữa hóa chất trong bao bì với chứng béo phì, đái tháo đường và các bệnh về thần kinh cần được khảo sát tỉ mỉ. Hiện có ít nhất 4.000 hóa chất được sử dụng làm bao bì thực phẩm.

Các tác giả cho rằng dạng hóa chất như formaldehyde có thể gây ung thư được sử dụng làm chất liệu nhựa đóng gói thức ăn, chai đựng nước uống và đồ dùng trên bàn ăn. Họ cho rằng các hóa chất đó có thể ngấm vào thực phẩm và người tiêu dùng có thể bị “phơi nhiễm suốt đời” với hóa chất gây nguy cơ cho sức khỏe.

Cách phòng tránh bệnh thận do chất Polyfluoroalkyl

Giữ gìn sạch sẽ môi trường sống, không thải các chất độc hại dùng trong công nghiệp, nông nghiệp chưa qua xử lý vào môi trường. 

Kiểm soát chặt chẽ hàm lượng PFAS trong nước sinh hoạt đặc biệt là ở những khu vực khai thác nước gần với các cơ sở như nhà máy sản xuất, bãi rác, nhà máy xử lý nước thải.

Ngưng sản xuất và kiểm soát việc sử dụng hóa chất PFAS trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp.

Đối với các hàng hóa tiêu dùng, do các nhà sản xuất thường không công bố việc có sử dụng hóa chất PFAS trong sản phẩm hoặc bao bì đóng gói nên rất khó để phòng tránh. Do vậy, người tiêu dùng cần xem kỹ nguồn gốc sản xuất của sản phẩm, kể cả bao bì đóng gói.

Nên hạn chế sử dụng các sản phẩm tiêu dùng thường có chứa hóa chất PFAS như thực phẩm đóng gói, các loại vải không thấm nước, các đồ dùng không dính như Teflon, chất đánh bóng, sáp, các loại sơn, các sản phẩm làm sạch bề mặt (thuốc tẩy), dụng cụ chiên nướng, hộp đựng bánh và các thuốc chống vết bẩn.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang