'Đánh thức' tiềm năng du lịch thông qua tài sản trí tuệ địa phương

authorThanh Uyên 17:20 10/06/2016

(VietQ.vn) - Ngày 9/6, Hội thảo quốc tế "Khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch" đã được tổ chức tại Hà Nội.

Sự kiện: Hoạt động Khoa học & Công nghệ

'Đánh thức' tiềm năng du lịch thông qua tài sản trí tuệ địa phương

Thứ trưởng Bộ KH&CN, kiêm Cục trưởng Cục SHTT Trần Việt Thanh phát biểu tại hội thảo 

Hội thảo do 4 đơn vị phối hợp tổ chức là Tổng cục Du lịch Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ, Trường ĐH Ngoại thương và Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Hội thảo đã thu hút được được sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam như Pháp, Srilanka, Inđônêsia, Campuchia..., các sở KH&CN, Sở du lịch, các doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PSG-TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương khẳng định sự cần thiết phải khơi dậy tiềm năng về tài sản trí tuệ địa phương của Việt Nam như lợi thế động, tạo ra những bước phát triển đột phá cho ngành du lịch Việt Nam chứ không chỉ dựa vào những lợi thế về tài nguyên, thiên nhiên trong thời gian vừa qua.

PSG-TS Bùi Anh Tuấn cho rằng, kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra đó chính là tài sản trí tuệ địa phương, yếu tố đã và đang trở thành điểm khác biệt, dấu hiệu nhận biết của địa phương trên bình diện quốc gia và quốc tế trong phát triển du lịch.

"Đây chính là thế mạnh của Việt Nam với hơn 4000 năm lịch sử, với phong phú đa dạng của chiều sâu văn hóa của các sản vật địa phương cũng như di sản văn hóa phi vật thể khác. Tuy nhiên, những tài sản này chưa trở thành điểm đến của du lịch mang lại nguồn lợi cho địa phương, cho cộng đồng và cho quốc gia", ông Tuấn nhận định.

Hội thảo đã thu hút được được sự tham gia của hơn 100 đại biểu 

Cùng chung quan điếm, bà Francesca Toso, tư vấn viên cao cấp của WIPO cho rằng trên thế giới, rất nhiều địa phương đã phát triển những tên gọi trở thành biểu tượng văn hóa, không chỉ truyền tải và bảo vệ các giá trị độc đáo, nghệ thuật, lịch sử, chất lượng cuộc sống, sự năng động, tinh thần đổi mới sáng tạo… của địa phương mà còn là một công cụ hữu hiệu để phát triển du lịch bền vững. Những tài sản này, vốn là tài sản chung của cả cộng đồng, đang trở thành hàng hóa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đồng thời trở thành và tạo nên điểm khác biệt cũng như dấu hiệu nhận biết của địa phương đó trên bình diện quốc gia và quốc tế.

Thứ trưởng Bộ KH&CN kiêm cục trưởng Cục Sơ hữu trí tuệ Trần Việt Thanh cho biết, du lịch đang được xem là một ngành công nghiệp không khói đã và đang có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đang có sức thu hút rất lớn với khách du lịch trong nước và quốc tế.

"Dưới góc độ sở hữu trí tuệ, tài nguyên du lịch Việt Nam là nguồn tài sản quý báu của các địa phương nếu như biết khai thác sẽ tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ, có nguồn thu nhập cao và tạo sự phát triển bền vững", Thứ trưởng Thanh cho biết.

Thứ trưởng Thanh cũng cho rằng, với tiềm năng như vậy, nhưng việc khai thác tài sản trí tuệ dưới gióc độ du lịch tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Do đó, cần phải đánh thức tiềm năng này để tài sản trí tuệ chưa trở thành động lực phát triển du lịch địa phương.

GLTT: Tài sản trí tuệ với phát triển doanh nghiệp & sản phẩm hàng hóa địa phương(VietQ.vn) - Chất lượng Việt Nam Online – Vietq.vn tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Tài sản trí tuệ với phát triển doanh nghiệp & sản phẩm hàng hóa địa phương”.

Việt Nam có nhiều tiềm năng về tài sản trí tuệ địa phương chưa được khai thác. Nhiều địa danh hay thành phố du lịch như Quảng Ninh, Huế, Hội An, Nha Trang, Vũng Tàu, Phong Nha, Phú Quốc đều đã có tên gọi hay biểu tượng gắn với những nét văn hóa, những sản vật địa nhất đi kèm để trở thành một biểu tượng chung cho điểm đến, có thể mang lại nguồn lợi to lớn cho địa phương. Để làm được việc này, cần có một cơ chế của Nhà nước, nhận thức và nỗ lực của các địa phương và sự tham gia của các cơ quan nghiên cứu.

Hội thảo quốc tế "Khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch" chính là sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành với các cơ quan nghiên cứu để xây dựng một cơ chế phối hợp, đưa những kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang