Dấu chân Nhà báo giữa ‘tâm dịch’

author 06:26 31/01/2022

(VietQ.vn) - Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và kéo dài, cũng là chừng ấy thời gian những người làm báo căng mình trên “trận tuyến” mới với bao rủi ro, hiểm nguy rình rập. Thế nhưng, chúng ta tự hào một điều rằng chưa một nhà báo, phóng viên nào chùn bước...

Đại dịch Covid-19 khiến tôi bất giác nghĩ về những năm tháng chiến tranh khốc liệt, các thế hệ nhà báo, phóng viên cha anh chẳng ngại vượt đường xa, mưa bom bão đạn để đưa những tin tức nóng hổi nhất đến với người dân. Các phóng viên chiến trường ở tuyến đầu sự kiện với tinh thần thực sự của người trong cuộc. Tiếp cận thông tin càng khó khăn thì thông tin càng quý giá. Mỗi trang viết, mỗi dòng tin không phải đổi bằng mồ hôi mà có khi bằng cả tính mạng. Nhưng đó cũng là lẽ sống của những người cầm bút một thời hoa lửa.

Hai năm nay dịch bệnh ập đến, giữa thời bình không có bom đạn hay mùi thuốc súng nhưng ác liệt chẳng kém chiến tranh, bởi có máu và nước mắt, có hàng nghìn sinh mạng bị cướp đi. Ngay từ những ngày phát hiện các ca bệnh đầu tiên, cả nước đã đồng lòng xác định “chống dịch như chống giặc”, coi đây là cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ.

Phóng viên tác nghiệp giữa mùa dịch Covid-19 đối mặt với nhiều nguy cơ bị phơi nhiễm, thậm chí trở thành F0. 

Trong trận chiến ấy, không quản nắng mưa, ngày đêm, cùng với đội ngũ tuyến đầu chống dịch như các y bác sỹ, nhân viên y tế, công an, quân đội…, hàng trăm, hàng nghìn những “chiến sỹ” cầm bút đã xông xáo lao vào tâm dịch để đưa tin kịp thời, chính xác. Có người bám sát ngay trong các bệnh viện dã chiến.

Có người phải thức xuyên đêm trên miền ngược để thông tin về công việc của các chiến sỹ “quân hàm xanh” ở chốt kiểm soát. Có người lại ngày đêm kêu gọi các nhà hảo tâm, mạnh thường quân chung tay giúp đỡ những mảnh đời còn nhiều bất hạnh, thiếu thốn do Covid-19 gây ra.

Mỗi khi có 1 ca nhiễm mới, một khu vực bị phong tỏa, giãn cách xã hội… nhà báo, phóng viên là một trong những lực lượng có mặt sớm Ngọc Xen Dấu chân nhà báo giữa “tâm dịch” Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và kéo dài, cũng là chừng ấy thời gian những người làm báo căng mình trên “trận tuyến” mới với bao rủi ro, hiểm nguy rình rập. Thế nhưng, chúng ta tự hào một điều rằng chưa một nhà báo, phóng viên nào chùn bước... Phóng viên tác nghiệp giữa mùa dịch Covid-19 đối mặt với nhiều nguy cơ bị phơi nhiễm, thậm chí trở thành F0.

Phóng viên Chất lượng Việt Nam Online khu vực phía Nam trao quà cho người dân gặp khó do dịch bệnh. để theo dõi, đưa tin, phản ánh chân thực nhất về tình hình dịch bệnh. Bởi vậy, nhà báo, phóng viên đối mặt với nguy cơ bị phơi nhiễm, trở thành F1, F2, thậm chí F0 lúc nào chẳng hay.

Tôi vẫn nhớ anh bạn đồng nghiệp (hiện tại công tác tại Chất lượng Việt Nam Online khu vực phía Nam) tại TP.HCM, thời điểm giữa năm 2021 TP.HCM đang trong giai đoạn căng thẳng, số ca F0 gia tăng khiến nhiều khi y tế quá tải. Tác nghiệp bình thường đã vất vả, nay tác nghiệp giữa “vùng đỏ đậm đặc” (vùng có nhiều ca nhiễm Covid-19 đang phải cách ly, phong tỏa) lại vất vả gấp bội lần.

Phóng viên Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn) khu vực phía Nam trao quà cho người dân gặp khó do dịch bệnh. 

Anh kể, có những hôm đi từ 2h sáng, càng về trưa nắng nóng càng nhức nhối. Tại các chốt kiểm soát, chiến sỹ ta mặt và lưng áo đầm đìa mồ hôi. Các chiến sỹ dân quân trong bộ đồ bảo hộ kín mít, vừa vác thùng hàng vừa xách đồ tiếp tế mang đến tận nhà dân. Ở chỗ khác, một tổ khử khuẩn của Ban Chỉ huy quân sự quận len lỏi từng hẻm nhỏ vừa phun hóa chất vừa nhắc nhở người dân thực hiện quy định an toàn phòng chống dịch.

Nhóm anh em phóng viên cứ miệt mài bấm máy, ghi chép, phỏng vấn quên cả bữa. Có những anh em phóng viên 5, 6 tháng không được về nhà, mọi nỗi nhớ gia đình gói gọn qua chiếc điện thoại và những dòng tin nhắn.

Anh cũng kể rằng, đi cùng các y bác sĩ thăm khám, điều trị F0 tại nhà, mới càng khâm phục ý chí của họ. Đó là những lần ôm bình oxy và trang thiết bị y tế đi cấp cứu F0 trở nặng, hay những bệnh nhân bị đau tim, tăng huyết áp. Nhiều bệnh nhân ở trên tầng cao, không có thang máy, các y bác sĩ phải vác bình oxy đi cầu thang bộ tới nhà dân.

Hay có đi mới cảm nhận hết được sức tàn phá của dịch bệnh, chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, nheo nhóc, thất nghiệp, gia đình ly tán chỉ vì dịch. Giữa lúc khốn khó ấy mới thấu hiểu thế nào là “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “lá lành đùm lá rách. Và dù là thời chiến hay “thời dịch” thì tình người, tình đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta vẫn luôn là ngọn lửa thiêng liêng cháy mãi qua bao thế hệ.

Không những phải chiến đấu với Covid-19 trong đời thực, mà ngay trên mạng xã hội, hàng loạt thông tin xấu độc được tung ra khiến người dân hoang mang, lo lắng. Từ đó, báo chí cũng đặc biệt cho thấy vai trò quan trọng của mình trong định hướng dư luận xã hội, mang đến thông tin chính thống để người dân bình tĩnh, không hoang mang nhưng cũng không chủ quan, tiếp tục chiến đấu với Covid-19 để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội.

Đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, và còn nhiều, rất nhiều đội ngũ những người làm báo vẫn đang miệt mài với nhiệm vụ tuyên truyền trên mặt trận chống dịch. Những hộp cơm ăn vội, những chuyến đi đột xuất bỏ lại sau lưng nỗi nhớ và cả sự lo toan thường nhật. Câu chuyện về cuộc đời làm báo lúc thăng lúc trầm không phải cổ tích, mà chính là chuyện đời, chuyện nghề còn vọng đến mai sau.

Thanh Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang